»

Thứ hai, 20/05/2024, 12:49:37 PM (GMT+7)

Ngày môi trường thế giới, xót xa nhìn mẹ thiên nhiên ngộp trong ô nhiễm Tin ảnh

(21:48:35 PM 05/06/2019)
(Tin Môi Trường) - Gần 40 năm Ngày môi trường thế giới ra đời và đánh động ý thức người dân toàn cầu, thế giới vẫn chứng kiến hình ảnh bà mẹ thiên nhiên bị ô nhiễm đến đau lòng.

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

Hơi nước và các chất hóa học độc hại từ nhà máy điện ở Wollongong (Úc) đang thải ra môi trường. Chất thải do đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ… là nguyên nhân chính khiến Trái đất nóng dần lên - Ảnh: Thomson Reuters

 
Năm 1972, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định chọn ngày 5-6 hằng năm là Ngày môi trường thế giới nhằm kêu gọi chung tay vì một Trái đất xanh.
 
Kể từ năm 1974, ngày này chính thức được hưởng ứng rộng rãi.
 
Bắt đầu với chủ đề "Chỉ một Trái đất", đến nay Ngày môi trường thế giới trải qua 45 chủ đề khác nhau từng năm.
 
Năm 2019, Liên Hiệp Quốc chọn "Ô nhiễm không khí là trọng tâm", với mục tiêu nâng cao nhận thức tìm giải pháp toàn cầu cho vấn đề này.
 
Theo trang Business Insider, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 8,8 triệu cái chết mỗi năm trên toàn cầu.
 
Trong khi đó, hiện tại có đến 91% dân số thế giới đang sinh sống ở những nơi điều kiện không khí không đạt chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
 
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở ô nhiễm không khí, môi trường hiện nay gặp phải muôn vàn thách thức khác như ô nhiễm nguồn nước, rác thải đại dương, mất rừng, nước biển dâng…
 
"Cần nhớ rằng Trái đất chúng ta có rất nhiều loài động thực vật ngoài con người, và môi trường sống rất cần được bảo vệ" - trang này viết.
 
Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy môi trường đang chịu tác động khủng khiếp như thế nào:
 
Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm
Công nhân quét đường buổi sáng ở Greater Noida, gần New Delhi, Ấn Độ ngày 10-10-2017. Một số chất hóa học thải ra từ nhà máy và phương tiện chạy bằng xăng, như NO, SO2, khi kết hợp với ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra sương khói độc hại - Ảnh: AP

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

Hiện tượng khói độc này rất phổ biến ở những thành phố đông dân tại Ấn Độ và Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

Trung Quốc là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường hàng đầu thế giới. Trong hình, một con sông nhỏ ở nước này đã chuyển thành màu đỏ do nước thải trực tiếp từ một nhà máy hóa chất ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hồ Nam - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm 

Tràn dầu ở vịnh Mexico vào ngày 2-6-2010. Theo các nhà khoa học, môi trường nước ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay chứa đầy các chất hóa học từ hoạt động nông nghiệp và công nghiệp của con người, là nguyên nhân gây ra hiện tượng tảo nở hoa đe dọa cuộc sống của nhiều loài động vật thủy sinh - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

Tảo ở Hồ Sào, Trung Quốc trông chẳng khác gì nước sơn - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

Rác thải dày đặc ở vùng ven biển Manila (Philippines). Theo ước tính, hiện có khoảng 8,8 triệu tấn rác được thải vào đại dương hằng năm - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm

Người dân ở làng Natwarghad tại bang Gujarat (Ấn Độ) đang xếp hàng lấy nước giếng công cộng. Hiện tại, hạn hán đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Các nhà khoa học cho biết nếu không giảm được lượng CO2 thải ra môi trường, các quốc gia ở châu Phi, Tây và Nam Á trong tương lai sẽ chịu hạn hán gấp 10 lần hiện tại - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm 

Lòng hồ thủy điện Itumbiara (Brazil) không còn một giọt nước trong đợt hạn hán kỷ lục năm 2013 - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm 

Tốc độ tan băng ở Greenland (Đan Mạch) đang tăng dần - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm 

Trong môi trường sống hiện tại, nhiều động đã tuyệt chủng. Theo một nghiên cứu mới đây, số loài mất đi từ khi con người xuất hiện nhiều hơn cả lịch sử hình thành tự nhiên trước đó. Trong ảnh là loài mèo rừng Nam Mỹ ở Peru đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: REUTERS

Ngày[-]môi[-]trường[-]thế[-]giới,[-]xót[-]xa[-]nhìn[-]mẹ[-]thiên[-]nhiên[-]ngộp[-]trong[-]ô[-]nhiễm 

Hiện tại có hơn 26.500 loài đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Trong ảnh là con tê giác đen và đứa con mới sinh tại Chester, miền bắc nước Anh vào tháng 10-2012 - Ảnh: REUTERS
TT (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ngày môi trường thế giới, xót xa nhìn mẹ thiên nhiên ngộp trong ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI