»

Thứ bảy, 27/04/2024, 15:17:31 PM (GMT+7)

Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex

(07:33:58 AM 13/01/2024)
(Tin Môi Trường) - "Vua quái vật" thuộc về một loài hoàn toàn mới có thể cho thấy khủng long bạo chúa T-rex có thể chưa bao giờ giữ ngôi vương trong thế giới khủng long.

Theo Live Science, nhóm nghiên cứu Anh - Mỹ đã khám phá ra "vua quái vật" khi dành hơn 10 năm để đánh giá lại hóa thạch là một phần hộp sọ kỳ lạ bị phân loại nhầm là loài Tyrannosaurus rex (khủng long bạo chúa T-rex).

 

 Xuất[-]hiện[-]"vua[-]quái[-]vật"[-]dài[-]12[-]m,[-]nguy[-]hiểm[-]hơn[-]T-rex 
Một cái tên mới đã được đặt cho hóa thạch "vua quái vật" - Ảnh: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN NEW MEXICO
 
Mẫu vật này đã được khai quật từ năm 1983, được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử tự nhiên New Mexico (Mỹ) trong nhiều thập kỷ.
 
Bí mật mà nó ẩn giấu chỉ được hé lộ qua bài báo khoa học vừa được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports hôm 11-1: Đó là một loài hoàn toàn mới, được đặt tên Tyrannosaurus mcraeensis.
 
Quái vật này có niên đại khoảng 71-73 triệu năm, tức loài này phải có trước khi con T-rex đầu tiên ra đời từ 3-5 triệu năm. Tuy cùng dòng họ Tyrannosaurus, con T-mcraeensis này có khác biệt đáng kể về hình thái với "cựu vương" T-rex.
 
Theo nhà cổ sinh vật học Nick Longrich từ Đại học Bath (Anh), khác biệt rõ rệt nhất là hàm dưới mảnh và cong hơn. Nó cũng thiếu vài chi tiết nổi bật, gồ ghề trên đỉnh mắt so với T-rex.
 
Đặc biệt hơn, hộp sọ con T-mcraeensis này khiến các nhà khoa học nghi ngờ nó không phải cá thể thuộc loại to lớn trong loài của nó, nhưng kích thước cơ thể vẫn khoảng 12 m, tức tương đương một con T-rex lớn điển hình.
 
Răng của T-mcraeensis có thể còn lớn hơn cả T-rex. So sánh về sức mạnh và độ nguy hiểm tổng thể, T-mcraeensis phải ngang sức hoặc thậm chí là hơn T-rex.
 
Và có lẽ từng có các cuộc chiến thảm khốc xảy ra giữa hai loài hoặc hỗn chiến với các loài khủng long hung dữ khác xảy ra trên mảnh đất ngày nay là Bắc Mỹ.
 
T-rex và các loài "anh em" - bao gồn con T-mcraeensis mới - chủ yếu sống ở mảnh đất cổ xưa được gọi là Laramidia, được tạo thành từ vùng đất ngày nay là bờ biển phía Tây của Bắc Mỹ, kéo dài từ bang Alaska của Mỹ đến tận Mexico.
 
Cho dù vậy, các loài Tyrannosaurus có thể cũng lan sang cả châu Á, dựa vào một số bằng chứng vẫn chưa chắc chắn.
Anh Thư
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI