»

Thứ bảy, 27/04/2024, 10:58:23 AM (GMT+7)

Đổi mới sáng tạo trong giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong

(06:28:42 AM 28/10/2023)
(Tin Môi Trường) - Sử dụng công nghệ in 3D trong sản xuất hay dùng rơm rạ để giảm thiểu bao bì nhựa là những giải pháp nổi bật nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường được trình bày tại sự kiện “Kêu gọi đầu tư và giới thiệu các giải pháp đổi mới sáng tạo” do Trung tâm Kết nối đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/10.

 Đổi[-]mới[-]sáng[-]tạo[-]trong[-]giải[-]quyết[-]ô[-]nhiễm[-]nhựa[-]tại[-]khu[-]vực[-]sông[-]Mekong

Ảnh minh họa: IE

 

Sự kiện "Kêu gọi đầu tư và giới thiệu các giải pháp đổi mới sáng tạo" của Trung tâm Kết nối đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa Việt Nam ghi nhận kết quả của 8 tuần đào tạo chuyên sâu thông qua chương trình Tăng tốc khởi nghiệp của Mạng lưới Đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPPIN). Trong quá trình đào tạo nâng cao năng lực, các nhóm có ý tưởng sáng tạo và các nhà nghiên cứu đã được tư vấn từ chuyên gia để trau dồi ý tưởng, sẵn sàng cho việc tiếp cận thị trường.
 
Bà Sarah Hooper, Tổng lãnh sự Australia tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trung tâm Kết nối đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa Việt Nam thuộc IPPIN và được Chính phủ Australia tài trợ thông qua Liên minh Đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa khu vực sông Mekong. IPPIN là một chương trình quan trọng ở cấp khu vực về thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm hạn chế rác thải nhựa và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
 
Bà Sarah Hooper chia sẻ tyêm: Cả Việt Nam và Australia đều phải đối mặt với những thách thức đáng kể về biến đổi khí hậu và môi trường với những tác động rõ ràng đến an ninh lương thực và sự thịnh vượng của nền kinh tế. Sự hợp tác giữa các cơ quan khoa học và khu vực tư nhân là rất quan trọng để có thể mang đến những sự thay đổi thành công; chúng tôi mong muốn được nhìn thấy các giải pháp thiết thực, có thể nhân rộng.
 
Tiến sĩ Kim Wimbush, Cố vấn cao cấp của Cơ quan Khoa học Quốc gia Australia (CSIRO) tại Việt Nam, cho biết: Cùng với giới thiệu những công nghệ đổi mới đang được phát triển trong khu vực, sự kiện kêu gọi đầu tư của Trung tâm Kết nối đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa Việt Nam là cơ hội để tăng cường kết nối trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và tôn vinh kỹ năng khởi nghiệp của các nhà đổi mới tại địa phương.
 
Theo Tiến sĩ Kim Wimbush, các chương trình của Mạng lưới Đổi mới sáng tạo giảm thiểu nhựa khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hướng tới nâng cao năng lực của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo địa phương bằng cách kết nối các nhà đổi mới, nhà nghiên cứu, Chính phủ và ngành Công nghiệp để cùng nhau hành động, giải quyết các vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Các ý tưởng đổi mới được giới thiệu có thể góp phần tích cực vào nỗ lực của Việt Nam trong việc cấm hầu hết các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trên toàn quốc vào năm 2031.
Xuân Anh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đổi mới sáng tạo trong giải quyết ô nhiễm nhựa tại khu vực sông Mekong

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI