Thứ bảy, 18/05/2024, 18:25:32 PM (GMT+7)

Giải cứu cây xanh

(07:05:10 AM 05/05/2024)
(Tin Môi Trường) - Những ngày này, đi trên đường tôi bỗng thấy yêu những con đường có nhiều cây xanh, rợp bóng mát.

 

Giải[-]cứu[-]cây[-]xanh

Người dân chờ đèn đỏ dưới bóng cây xanh trên đường Huyền Trân Công Chúa, quận 1, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
 
Có một sự khác biệt so với trước đây: buổi trưa ở các ngã ba, ngã tư tại TP.HCM, nhiều người đi đường dừng lại chờ đèn xanh từ phía xa, nấp trong các bóng cây để tránh nắng, dù chỉ vài chục giây.
 
Những ngày thành phố nắng cháy da như thế này mới thấy giá trị của bóng mát, của cây xanh ra sao.
 
Và không khỏi buồn bã khi thấy những hàng cây lần lượt ra đi. Báo chí những ngày qua đã phản ánh một số nơi có những hàng cây được tỉa cành, mé nhánh nhưng lại bị cưa đến trụi lủi cây xanh.
 
Cách làm "không giống ai" này đã từng xảy ra, đã bị phản ánh nhiều song vẫn tiếp diễn, không chỉ ở một số nơi tại TP.HCM mà tại một số tỉnh thành khác cũng có tình trạng tương tự.
 
Có nhiều lý do để các đơn vị biện minh cho cách chăm sóc kỳ lạ của mình: cắt để hạn chế gãy đổ nhánh trong mùa mưa, hạn chế gây tai nạn, gây nguy hiểm cho người đi đường... Những lý do này hoàn toàn chính đáng, thế nhưng việc cắt trụi cây rõ ràng là sai.
 
Sổ tay hướng dẫn trồng và chăm sóc cây xanh do Sở Xây dựng TP.HCM ban hành tháng 7-2020, phần nội dung cắt tỉa cây xanh nêu rõ: Trong điều kiện đô thị, nếu cây xanh không được cắt tỉa hoặc cắt tỉa không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, không an toàn và mất mỹ quan.
 
Việc cắt tỉa cây xanh nên giao cho đơn vị chuyên ngành có kinh nghiệm và đầy đủ trang thiết bị thực hiện. Cẩn thận hơn, sổ tay còn hướng dẫn vẽ hình minh họa và lưu ý rằng việc cắt cụt ngọn sẽ sinh ra nhiều chồi bất định, không hình thành từ lõi gỗ nên có cấu trúc liên kết yếu.
 
Cành phát triển từ chồi bất định rất dễ gãy tét, gây mất an toàn, để lại vết thương lớn trên thân.
 
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng phải tỉa cây xanh đúng kỹ thuật, hợp lý và đúng thời điểm. Cưa trụi nhánh lá sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây, thậm chí gây nguy hại cho cây xanh.
 
Thử trở lại những cây xanh đã từng bị cưa trụi nhánh, có bao nhiêu mảng xanh đã được phục hồi như ban đầu? Thật sự là rất hiếm. Đó là chưa kể giữa những ngày nắng cháy, mưa bão chưa thấy đâu mà đã thấy việc cắt trụi lủi cây thực hiện chớp nhoáng làm nắng đổ trên đầu.
 
Cây xanh ngày càng quan trọng, thiết yếu đối với cuộc sống và sức khỏe của con người. Lợi ích từ cây, trong đó những tán lá rộng lớn của cây xanh có khả năng điều tiết nhiệt độ, tạo bóng mát, là tài sản của đô thị và đặc biệt quan trọng trong những ngày nắng nóng như thế này.
 
Cây xanh có nhiều lợi ích như vậy thì cách cư xử với cây xanh cũng phải làm sao cho phù hợp, chuyên nghiệp. Không còn tán lá, chỉ còn thân cây và vài nhánh loe hoe, ngoài mất mỹ quan đô thị, lợi ích của cây xanh còn lại là gì?!
 
Theo các đơn vị quản lý cây xanh, việc cắt tỉa nhánh lâu nay đều làm theo kế hoạch, theo quy trình và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vậy ai phê duyệt để cắt trụi lủi những hàng cây xanh như vậy?
 
Và các cơ quan thẩm quyền có biết chuyện này? Thiết nghĩ cần có sự giám sát chặt chẽ và phải nghiệm thu việc chăm sóc, cắt tỉa cây xanh, tránh tình trạng khi người dân và báo chí phản ánh thì cây xanh đã bị cắt "trọc" như lâu nay.
 
Không làm đúng kỹ thuật, không làm hết trách nhiệm sẽ không được nghiệm thu, thậm chí phải bị xử lý, bồi thường thiệt hại do các hành vi cẩu thả gây ra. Bởi đó không còn là tỉa nhánh, chăm sóc mà là xâm hại, phá hoại cây xanh.
 
Thỉnh thoảng buổi tối tôi dành chút thời gian đi bộ ở công viên và thường bắt gặp nhiều người cũng như tôi, đến đây hít thở không khí trong lành sau một ngày làm việc mệt nhọc.
 
Có nhiều bài báo dẫn lời các chuyên gia chỉ ra rằng cây xanh có thể góp phần chữa lành tâm hồn, là toa thuốc quý đối với người dân đô thị...
 
Không biết cây xanh có chữa lành tâm hồn được hay không nhưng với tôi, mỗi lần đứng dưới gốc cây hít thật sâu rồi thở mạnh..., cảm giác thật dễ chịu.
 
Và hẳn nhiên cũng sẽ là cảm giác khó chịu khi đứng dưới những gốc cây xanh bị cắt trụi lủi.
 
Đã đến lúc cần có một cuộc giải cứu cây xanh trước khi quá muộn!
Phúc Huy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giải cứu cây xanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?

Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?

(Tin Môi Trường) - Thông tin Luật đất đai năm 2024 sẽ có hiệu lực ngày 01/7/2024 thay vì ngày 01/01/2025 khiến nhiều người thắc mắc nếu đã nộp hồ sơ cấp sổ đỏ trước ngày này thì sẽ áp dụng luật nào để giải quyết

Tin Môi Trường
 Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó"

Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó"

(Tin Môi Trường) - Bạn có bao giờ tự hỏi liệu sự nghiệp bảo vệ môi trường có đáng để bạn theo đuổi và gắn bó suốt đời? Tham gia ngay hội thảo đặc biệt với diễn giả PHẠM VĂN SƠN - Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu, để cùng khám phá:

VACNE 30 năm
 Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất

Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất

(Tin Môi Trường) - Dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám dài gần 800m, trong đó, điểm đầu từ đường Cộng Hòa - đoạn cầu vượt Hoàng Hoa Thám và điểm cuối tiếp giáp với sân bay Tân Sơn Nhất. Toàn tuyến có tổng cộng khoảng hơn 90 cây xanh phải di dời đốn hạ.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI