»

Thứ sáu, 17/05/2024, 07:30:32 AM (GMT+7)

Tham vọng 1 tỉ cây xanh của anh nhân viên NASA​

(19:49:39 PM 05/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Với tham vọng phát triển công nghệ gieo hạt giống bằng máy bay không người lái (drone), kỹ sư người Mỹ Laurent Fletcher hi vọng sớm trả lại màu xanh cho mọi cánh rừng trên thế giới.

Kỹ[-]sư[-]Fletcher[-]-[-]Ảnh:[-]CitizenPost
Kỹ sư Fletcher - Ảnh: CitizenPost


Để thực hiện điều này, kỹ sư Laurent Fletcher - cựu nhân viên có 20 năm kinh nghiệm làm việc tại Cơ quan Hàng không - vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), kiêm giám đốc Công ty công nghệ BioCarbon Engineering (trụ sở tại Oxford, Mỹ) - đã ứng dụng drone vào lĩnh vực trồng rừng.

Ông nói: “Tại sao chúng ta không dùng công nghệ để đương đầu với công nghệ? Chúng ta sẽ giải quyết tình trạng phá rừng “quy mô công nghiệp” bằng cách triển khai công nghệ trồng rừng cũng đã được công nghiệp hóa”.

Dù thừa nhận hiệu quả của việc gieo hạt giống tự động bằng drone không thể cao bằng gieo hạt thủ công, nhưng cựu nhân viên NASA tin rằng với tốc độ hoạt động của drone, “lượng” sẽ bù cho “chất”.

Theo thống kê hiện nay, tốc độ trồng mới rừng chỉ bằng gần một nửa so với tốc độ phá rừng đã được cơ giới hóa. Ước tính mỗi năm khoảng 26 tỉ cây trên thế giới bị chặt hạ trong khi chỉ có khoảng 15 tỉ cây được trồng mới.

Và như thế, nếu chỉ dùng phương thức trồng rừng thủ công thì không những sẽ mất thời gian và tốn kém mà tốc độ trồng mới cũng không thấm vào đâu so với tốc độ phá. Cứ với đà chênh lệch đó, chẳng bao lâu nữa rốt cuộc thế giới sẽ sạch bóng cây xanh.

Đó là lý do để BioCarbon vào cuộc ứng dụng công nghệ trồng rừng bằng drone. Nếu kế hoạch này thành công, nó sẽ góp phần trồng mới được khoảng 1 tỉ cây mỗi năm.

Quy trình gieo hạt trồng cây bằng drone của Công ty BioCarbon khá phức tạp, tỉ mỉ. Công ty dùng các máy bay này bay qua những vùng đất cần phủ xanh, chụp và truyền tải về hình ảnh 3D ở khu vực đó.

Kỹ sư Fletcher và các cộng sự của ông sẽ đánh giá nhu cầu cần trồng cây mới qua thông tin nhận được.Tiếp đó các drone gieo hạt sẽ được điều tới.

Chúng hạ thấp độ cao, cách mặt đất từ 2 - 3 mét và bắt đầu thả xuống đó những bọc ươm hạt giống.

Bên ngoài bọc là lớp nhựa sinh học có khả năng tự phân hủy trong đất. Bên trong có những hạt giống đã được nảy mầm trước, kèm sẵn theo một lượng đất màu giàu dinh dưỡng và độ ẩm nuôi mầm cây.

Tất nhiên không phải tất cả những bọc ươm hạt giống đều có thể “hạ cánh” thành công. Nhưng với những bọc ươm đã cắm xuống đất, chúng sẽ tiếp tục được các máy bay không người lái tưới nước và theo dõi quá trình phát triển.

Với hai kỹ thuật viên điều khiển cùng lúc nhiều drone, kỹ sư Laurent Fletcher ước tính công ty ông có thể gieo trồng được khoảng 36.000 cây mỗi ngày với chi phí ít hơn 15% so với dùng các phương pháp gieo trồng truyền thống.

Để so sánh, trang Theplaidzebra dẫn số liệu của WorkSafeBC cho biết một người gieo trồng ở tỉnh British Columbia (Canada) trung bình mỗi ngày chỉ gieo được 1.600 hạt giống. Trong khi đó họ phải gùi trên lưng những bao tải hạt nặng trĩu và lội bộ hơn 16km.

Mô hình thực hiện mẫu cho công nghệ trồng cây bằng drone của BioCarbon đã gây được ấn tượng rất lớn trong cuộc thi ứng dụng máy bay không người lái tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

Công ty BioCarbon đang hoàn tất hệ thống toàn diện nhất để triển khai trên quy mô lớn hơn.Không chỉ trồng cây, công ty còn có ý định “gieo trồng” thêm các loại vi sinh vật và nấm có lợi cho đất, từ đó giúp công tác phủ xanh rừng bền vững hơn.

Để cây trồng tự thích nghi và tồn tại với địa hình thổ nhưỡng và tốn ít công chăm sóc, kỹ sư Fletcher còn nghiên cứu sự tương thích giữa hạt giống và địa hình gieo trồng, tạo môi trường sinh thái tự nhiên tốt nhất.

Còn một khía cạnh ứng dụng khác nữa của các drone rất có thể sẽ được triển khai trong tương lai, cũng nhằm bảo vệ rừng.

Theo đó, người ta có thể dùng chúng để giám sát, theo dõi các hoạt động chặt phá rừng trái phép và phát hiện những thủ đoạn tàn phá, vận chuyển gỗ của các nhóm lâm tặc chuyên mua bán gỗ lậu.

 


Hình ảnh đồ họa mô tả công nghệ gieo hạt giống bằng drone của Công ty BioCarbon - Ảnh: Fastcompany

(Theo Inquisitr, Independent, Theplaidzebra)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tham vọng 1 tỉ cây xanh của anh nhân viên NASA​

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI