»

Thứ năm, 02/05/2024, 04:16:57 AM (GMT+7)

Phát hiện hóa thạch chuồn chuồn 200 triệu tuổi y hệt loài hiện đại

(10:52:47 AM 14/01/2024)
(Tin Môi Trường) - Hóa thạch của sinh vật mới được tìm ra thuộc họ Liassophlebiidae, một nhóm chuồn chuồn nhỏ đã tuyệt chủng. Mẫu vật có cánh trước không hoàn thiện dài 4,2 cm và rộng 1 cm.

Theo Sci-News, họ Liassophlebiidae là một phần của siêu bộ côn trùng Odonatoptera, một trong những dòng dõi côn trùng có cánh lâu đời nhất trên Trái Đất, có thể đã hiện diện từ kỷ Than Đá.

 

Phát[-]hiện[-]hóa[-]thạch[-]chuồn[-]chuồn[-]200[-]triệu[-]tuổi[-]y[-]hệt[-]loài[-]hiện[-]đại

Hóa thạch cánh chuồn chuồn vừa được khai quật ở Anh - Ảnh: HISTORICAL BIOLOGY
 
Chúng đã phát triển ngoạn mục trong kỷ Tam Điệp và đặc biệt hơn là vượt qua đại tuyệt chủng Tam Điệp - Jura khoảng trên dưới 200 triệu năm trước, một trong những sự kiện tuyệt chủng lớn trong liên đại Hiển sinh, đã tàn sát ít nhất một nửa các loài trên hành tinh.
 
Niên đại của mẫu vật cũng xấp xỉ niên đại của sự kiện đại tuyệt chủng và là mẫu vật cổ xưa nhất trong họ Liassophlebiidae được tìm thấy, cho thấy nguồn gốc sâu xa của dòng họ này trước khi trỗi dậy đa dạng trong kỷ Jura.
 
Phiến hóa thạch được thu thập từ mỏ đá Bowdens ở hạt Somerset, thuộc phần dưới của hệ tầng White Lias, từng hé lộ rất nhiều mẫu vật có giá trị.
 
Phần cánh này được bảo tồn chi tiết đến kinh ngạc, một điều rất hiếm thấy đối với các mẫu vật lâu đời như vậy.
 
Với niên đại được xác định cụ thể là 202 triệu năm, con chuồn chuồn cổ đại này đã được sinh ra vào cuối kỷ Tam Điệp, tức nó và dòng họ đại diện cho nhóm trực tiếp đối đầu với đại tuyệt chủng, tồn tại để rồi phát triển mạnh mẽ, lấp đầy các hốc sinh thái ngay sau khi môi trường trở nên thuận lợi hơn.
 
Kinh ngạc hơn, hình ảnh được các nhà khoa học tái hiện cho thấy con chuồn chuồn hơn 200 triệu tuổi này có "ngoại hình" y hệt chuồn chuồn hiện đại.
 
Phát[-]hiện[-]hóa[-]thạch[-]chuồn[-]chuồn[-]200[-]triệu[-]tuổi[-]y[-]hệt[-]loài[-]hiện[-]đại
"Chân dung" chuồn chuồn của kỷ Tam Điệp - Ảnh: HISTORICAL BIOLOGY
 
Phát hiện này là mảnh ghép quan trọng để lấp đầy "gia phả" của loài chuồn chuồn, cũng như góp phần thêm vào bức tranh lớn về cách mà côn trùng đã phát triển mạnh mẽ trên địa cầu và trở thành nhóm sinh vật đông đảo nhất ngày nay.
NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện hóa thạch chuồn chuồn 200 triệu tuổi y hệt loài hiện đại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI