»

Thứ sáu, 17/05/2024, 15:20:42 PM (GMT+7)

Phát hiện thêm "thủ phạm" làm sông băng tan nhanh

(19:22:54 PM 15/04/2018)
(Tin Môi Trường) - Theo các nhà khoa học, bồ hóng (bột than đen) làm giảm sự phản xạ ánh sáng trên băng do những hạt carbon đen hấp thu khiến nhiệt độ tăng và làm băng tan chảy.

Phát[-]hiện[-]thêm[-]"thủ[-]phạm"[-]làm[-]sông[-]băng[-]tan[-]nhanh

Ảnh: nationalparks.org
 
Các nhà khoa học Peru và Mỹ thông báo họ phát hiện lớp bồ hóng (bột than đen) bao phủ trên những dòng sông băng của Peru là thủ phạm khiến tốc độ tan chảy của băng gia tăng.
 
Báo cáo của Viện Nghiên cứu sông băng và hệ sinh thái núi (INAIGEM) thuộc Bộ Môi trường Peru và Chương trình khoa học leo núi của Mỹ (ACSP) tiết lộ về sự tích tụ bồ hóng trên những dòng sông băng ở khu vực núi Cordillera Blanca, một phần của dãy núi Andes phía tây nước Nam Mỹ này. 
 
Đó là các sông băng Tocllaraju với độ cao trên 6.000 m so với mực nước biển, Vallunaraju cao 5.600 m, Yanapaccha cao 5.460 m và Shallap cao 4.800 m. 
 
Theo INAIGEM, bồ hóng làm giảm sự phản xạ ánh sáng trên băng do những hạt carbon đen hấp thu, khiến nhiệt độ tăng và làm băng tan chảy.
 
Bụi hạt carbon đen phát sinh từ các vụ cháy rừng, đốt đồng cỏ, khí thải ô tô, tro tàn của nhà cháy và nhiên liệu hóa thạch khác. Nhà khoa học Wilmer Sánchez của INAIGEM khẳng định bồ hóng ảnh hưởng trực tiếp đến sự suy giảm của những dòng sông băng, bởi khu vực nào có nhiều bụi hạt carbon này hơn thì băng tuyết tan chảy nhiều hơn. 
 
Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra lớp bồ hóng tập trung nhiều tại những dòng sông băng có độ cao thấp hơn và gần thành phố hơn.
 
INAIGEM đang lên kế hoạch tiến hành nghiên cứu tương tự tại nhiều khu vực khác tại Peru. Quốc gia Nam Mỹ này bị đánh giá là nước có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tình trạng biến đổi khí hậu cao thứ 3 thế giới, do có hệ thống sông băng nhiệt đới lớn nhất toàn cầu. 
 
Suốt 55 năm qua, 61% diện tích các dòng sông băng ở Peru đã tan chảy, chỉ còn lại gần 400 km2.
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện thêm "thủ phạm" làm sông băng tan nhanh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI