»

Thứ hai, 20/05/2024, 13:27:11 PM (GMT+7)

Phân biệt tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt

(17:50:17 PM 27/05/2019)
(Tin Môi Trường) - Mặc dù cùng là những loài có nguy cơ xâm hại, tuy nhiên, do tôm hùm nước ngọt toàn thân màu đỏ (tới đỏ sậm), nên nhiều người hay gọi là tôm hùm đỏ. Điều này dễ gây nhầm lẫn với tôm càng đỏ. Vậy hai loài tôm này khác nhau thế nào?

Tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt là hai loài khác nhau, có các đặc điểm nhận dạng khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều là đối tượng có nguy cơ xâm hại, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như sản xuất nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi... Mặc dù vậy, do tôm hùm nước ngọt toàn thân màu đỏ (tới đỏ sậm), nên nhiều người hay gọi là tôm hùm đỏ. Điều này dễ gây nhầm lẫn với tôm càng đỏ. Vậy hai loài tôm này có điểm nào khác biệt?

Phân[-]biệt[-]tôm[-]càng[-]đỏ[-]và[-]tôm[-]hùm[-]nước[-]ngọt
Tôm càng đỏ (Cherax quadricanatus)
 
- Tôm càng đỏ (tên khoa học là Cherax quadricanatus) là loài tôm có nguồn gốc từ Australia. Theo các tài liệu, đây là loài xâm lấn, đã lây lan và thiết lập các quần thể ở nhiều nước như Indonesia, Singapore, một số nước Nam Mỹ và Châu Phi...
 
Đặc điểm nhận dạng của tôm càng đỏ, đó là toàn thân có màu xanh sẫm đến xanh lam, có 8 chân 2 càng, và chỉ có con đực trưởng thành mới có một dải màu đỏ ở rìa hai càng. Tôm càng đỏ có kích thước lớn, trung bình con trưởng thành từ 300 - 400 g/con. Con đực trưởng thành thường lớn hơn con cái và có thể lớn tới 500-600 g/con.
 
Tại Việt Nam, theo Thông tư 35/2018/BTNMT (có hiệu lực từ 11/2/2019) về quy định tiêu chí xác định các loài ngoại lại xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lại xâm hại, tôm càng đỏ được đưa vào danh sách sinh vật ngoại lai xâm hại.
 
- Trong khi đó, tôm hùm nước ngọt (hay còn gọi tên tiếng Việt khác là tôm hùm đất, tên khoa học là Procambarus clarkii). Tôm hùm nước ngọt có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, sau đó chúng được đưa đến nhiều nơi ở Mỹ và nhiều nơi ở Nam và Trung Mỹ. Loài này cũng đã được đưa đến châu Âu (Tây Ban Nha, Pháp, Síp, Bồ Đào Nha), Châu Phi và Châu Á (Trung Quốc).
 
Phân[-]biệt[-]tôm[-]càng[-]đỏ[-]và[-]tôm[-]hùm[-]nước[-]ngọt
Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii)
 
Tôm hùm nước ngọt cũng có 8 chân và 2 càng lớn, đặc điểm hình dạng tương tự tôm càng đỏ. Tuy nhiên, khác với tôm càng đỏ có màu sắc toàn thân từ xanh sẫm đến xanh lam, tôm hùm nước ngọt toàn thân có màu đỏ tới đỏ sẫm. Về kích thước, tôm hùm nước ngọt (trưởng thành) chỉ giao động từ 30-50g, bé hơn rất nhiều so với tôm càng đỏ (trưởng thành nặng trung bình từ 300-400g).
 
Tại Việt Nam, tôm hùm nước ngọt từng được một số đơn vị và địa phương đưa vào nuôi thử nghiệm (có kiểm soát) từ năm 2008. Tuy nhiên, xét thấy đây là loài xâm hại nguy hiểm, các cơ quan chức năng đã khuyến cáo dừng nuôi thử nghiệm và cấm nuôi tại nước ta. Hiện nay, theo Thông tư 35/2018/BTNMT, tôm hùm nước ngọt được xếp vào danh sách sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại.
 
- Theo một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I: Mặc dù có xuất xứ, kích thước, các đặc điểm ngoại hình, nhận dạng khác nhau. Tuy nhiên, cả tôm càng đỏ (Cherax quadricanatus) và tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) đều là những loài có nguy cơ xâm hại nguy hiểm, cùng có mặt trong cơ sở dữ liệu toàn cầu của các loài xâm lấn.
 
Phân[-]biệt[-]tôm[-]càng[-]đỏ[-]và[-]tôm[-]hùm[-]nước[-]ngọt
Tôm càng đỏ có kích thước lớn hơn rất nhiều so với tôm hùm nước ngọt
 
Cả hai loài này đều có những đặc tính khá tương tự nhau như chống chịu với nhiều điều kiện môi trường thay đổi và khắc nghiệt, sinh sản nhanh, ăn tạp, phàm ăn, cả ăn động và thực vật, cạnh tranh thức ăn, có khả năng đào hang sâu, có khả năng lây truyền dịch bệnh sang các đối tượng tôm càng bản địa...
 
Chúng đều có thể nhanh chóng thiết lập quần đàn trở thành một loài chính trong hệ sinh thái mà nó sinh sống. Sự xâm nhập của chúng có thể gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong quần xã động vật và thực vật bản địa, đồng thời có thể gây hại cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản, đê điều, nông nghiệp, nếu thoát ra ngoài…
 
Với những nguy cơ trên, cả 2 loài gồm tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt đều không được đưa vào Danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam (sau này cập nhật theo Luật Thủy sản 2017).
 
Tránh nhầm lẫn tôm hùm đỏ và tôm hùm nước ngọt
 
Cần phân biệt giữa tôm hùm đỏ (tên khoa học là Panulirus longipes) và tôm hùm nước ngọt (hay tôm hùm đất). Tôm hùm đỏ (Panulirus longipes) là một loài tôm thuộc Danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
 
Phân[-]biệt[-]tôm[-]càng[-]đỏ[-]và[-]tôm[-]hùm[-]nước[-]ngọt
Tôm hùm đỏ (tên khoa học là Panulirus longipes)
 
Tôm hùm đỏ là loài tôm rồng chân dài, là một loài tôm rồng sinh sống ở các đá ngầm san hô và đá nông ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương.
 
Tôm hùm đỏ có vỏ láng, màu đỏ nâu hay đỏ tím có những chấm tròn nhỏ hoặc đốm màu trắng hay đỏ cam. Chúng có thể lớn tới 30cm, trung bình từ 20-25cm (0,9 đến 1kg/con). Đây là một trong những loại hải sản nổi tiếng ở những vùng biển Việt Nam. Chúng đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992-2000). Cần giảm cường độ khai thác, khai khác vào mùa không sinh sản, nghiêm cấm đánh bắt mìn và phá hủy các rạn san hô.
LÊ BỀN (báo NNVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phân biệt tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI