»

Thứ hai, 20/05/2024, 12:01:34 PM (GMT+7)

Nghiên cứu mới về ảnh hưởng của việc xây dựng đường đến bảo tồn hổ

(20:39:08 PM 13/05/2020)
(Tin Môi Trường) - Mạng lưới đường bộ đang mở rộng trên toàn thế giới với tốc độ chưa từng có. Mặc dù các con đường có thể tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và cải thiện phúc lợi của con người nhưng chúng cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quần thể động vật hoang dã với việc làm trầm trọng thêm sự phân mảnh môi trường sống của chúng.

Nghiên[-]cứu[-]mới[-]về[-]ảnh[-]hưởng[-]của[-]việc[-]xây[-]dựng[-]đường[-]đến[-]bảo[-]tồn[-]hổ

Ảnh minh hoạ: IE

 

Theo một phân tích mới được công bố trên tạp chí Science Advances, qua đánh giá mạng lưới đường bộ trong phạm vi 1.165.000 km2 thuộc 13 quốc gia châu Á, có tới  134.000km đã được xây dựng xuyên qua môi trường sống của hổ khiến quần thể loài này và con mồi giảm tới 20%. Đặc biệt, sẽ có gần 24.000 km đường mới được tiếp tục xây dựng trong các khu sinh cảnh của hổ vào năm 2050 thông qua các dự án cơ sở hạ tầng lớn như Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. 
 
Nghiên cứu do các nhà sinh thái học thuộc Đại học Michigan phụ trách đã xem xét các bộ dữ liệu và dự báo đường bộ toàn cầu về cơ sở hạ tầng cần xây mới để tính mật độ đường, khoảng cách đến con đường gần nhất và sự phong phú của loài trên phạm vi 1.165.000 km2 ở châu Á. Hiện chỉ còn lại 4.000 cá thể hổ trong tự nhiên, hầu hết sống ở Nam Á - nơi áp lực phát triển và dân số đang tăng nhanh.
 
Hầu hết các nghiên cứu "sinh thái đường sá" trước đây về hổ đã tập trung vào các mô hình địa phương hóa về thiết kế đường liên quan đến tỷ lệ tử vong hoặc hành vi của loài động vật hoang dã này. Nghiên cứu mới, ngược lại, ước tính tác động của con đường đến động vật hoang dã ở quy mô rộng. Đây là nghiên cứu đầu tiên bao gồm các chỉ số cơ bản về mối đe dọa từ các con đường hiện tại và tương lai trong sinh cảnh của hổ.
 
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng 43% hoạt động chăn nuôi xảy ra trong vòng 5km của một con đường. 57% diện tích đất trong sinh cảnh được bảo vệ của hổ cũng nằm trong phạm vi này. Ngoài ra, mật độ xây dựng đường ở những khu vực không có bất kỳ sự bảo vệ động vật hoang dã nào cao hơn 34% so với các khu bảo tồn, cho thấy rõ rằng các nỗ lực bảo tồn hợp pháp là rất quan trọng để cứu hổ, con mồi và sinh cảnh của chúng.
 
Những cá thể hổ còn lại trên thế giới tập trung ở một số quần thể nguồn tại những khu vực đã được xác nhận có sự hiện diện và bằng chứng sinh sản của hổ. Ngay cả xây dựng đường sá với số lượng không nhiều cũng có thể gây ra tác động không tương xứng đến sự phục hồi của hổ bằng cách cô lập vĩnh viễn quần thể hổ, tạo ra "đảo" hổ.
 
Bảo vệ hổ là một ưu tiên bảo tồn toàn cầu, ví dụ như sáng kiến quốc tế TX2 với mục tiêu tăng gấp đôi số lượng hổ toàn cầu trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2022. Và hổ được coi là một loài hàng đầu cần bảo tồn, một loài động vật có sức lôi cuốn mang tính biểu tượng và là điểm tập hợp để khuyến khích nhận thức và hành động bảo tồn.
 
"Nghiên cứu này mở ra cánh cửa xây dựng quan hệ đối tác ở quy mô khu vực để giảm thiểu tốt hơn tác động từ những con đường hiện có và phát triển các thiết kế đường sá xanh hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng ở thế kỷ tới", theo Adam Ford, nhà sinh thái học động vật hoang dã thuộc Đại học British Columbia.
 
“Hổ phải đối mặt với một mối đe dọa phổ biến và ngày càng tăng từ các mạng lưới đường bộ trên hầu hết phạm vi 13 quốc gia chúng sống”, Neil Carter, nhà sinh thái học tại Đại học Michigan kiêm tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ. “Sinh cảnh của hổ đã giảm 40% kể từ năm 2006, và điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các khu vực không có đường cũng như nói không với sự mở rộng đường sá ở những nơi hổ vẫn còn tồn tại trước khi quá muộn”.
DƯƠNG VĂN THỌ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghiên cứu mới về ảnh hưởng của việc xây dựng đường đến bảo tồn hổ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI