»

Thứ hai, 20/05/2024, 16:14:48 PM (GMT+7)

Độ cao của đỉnh Fansipan tăng thêm hơn 4 mét

(22:30:18 PM 26/06/2019)
(Tin Môi Trường) - Đơn vị đo đạc đang trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và đề nghị hiệu chỉnh sách giáo khoa, các tài liệu theo số liệu mới.

Ngày 26/6, ông Phan Đức Hiếu, Cục trưởng Đo đạc bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cho biết, đơn vị này đang hoàn tất thủ tục để công bố kết quả đo độ cao của đỉnh Fansipan thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Vị trí cao nhất của đỉnh Fansipan đạt 3.147,3 m, cao hơn 4,3 m so với kết quả do người Pháp đo đạc vào năm 1909.

 
Cục đã sử dụng công nghệ GNSS, kết hợp đo liên kết với các điểm quốc tế ở Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc; ở Việt Nam kết hợp với điểm đo Mường Tè (Điện Biên). Việc đo đạc được thực hiện liên tục 24 tiếng, dữ liệu chuyển về sẽ được xử lý, tổng hợp bằng công nghệ hiện đại để cho ra kết quả.
 
Độ[-]cao[-]của[-]đỉnh[-]Fansipan[-]tăng[-]thêm[-]hơn[-]4[-]mét
Đỉnh Fansipan ở huyện Sa Pa, Lào Cai.
 
"Đây là phương pháp đo hiện đại, có độ chính xác cao nhất hiện nay. Việc xác định lại độ cao của Fansipan nhằm bảo tồn vị trí, cột mốc. Chúng tôi đang trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và đề nghị hiệu chỉnh sách giáo khoa, các tài liệu theo số liệu mới", ông Hiếu nói. 
 
Lãnh đạo Cục Đo đạc bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cho biết, cách đây 110 năm, người Pháp đo độ cao đỉnh Fansipan bằng phương pháp Barometer, dùng vi áp kế đặt ở đỉnh núi và chân núi để đo chênh lệch áp suất. Từ giá trị chênh lệch áp suất, họ lập mô hình toán học để tính toán chiều cao.
 
Theo ông Hiếu, hai nguyên nhân có thể dẫn đến chiều cao của đỉnh Fansipan thay đổi là thời điểm cách đây 110 năm công nghệ đo còn hạn chế nên có sai số so với phương pháp đo hiện đại. Ngoài ra, dãy Hoàng Liên Sơn là phần nối tiếp của dãy Himalaya, mỗi năm dãy này cao thêm 23 cm nên có thể đỉnh Fansipan cao lên.
 
Thời gian tới, Cục sẽ quan trắc liên tục để xác định nguyên nhân cụ thể của việc chênh lệch số liệu chiều cao đỉnh Fansipan.
 
Fansipan là ngọn núi cao nhất Đông Dương, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, cách thị trấn Sa Pa (Lào Cai) khoảng 9 km.
Gia Chính - Tất Định
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Độ cao của đỉnh Fansipan tăng thêm hơn 4 mét

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI