»

Chủ nhật, 19/05/2024, 03:48:12 AM (GMT+7)

Cụm san hô khổng lồ sống hơn 400 năm

(10:08:49 AM 22/08/2021)
(Tin Môi Trường) - Muga dhambi, cụm san hô rộng 10,4 m và cao 5,3 m, sống sót qua khoảng 80 trận bão lớn trong suốt hàng thế kỷ.
 Cụm[-]san[-]hô[-]khổng[-]lồ[-]sống[-]hơn[-]400[-]năm
Muga dhambi là một trong những cụm san hô lớn và cổ xưa nhất tại Great Barrier. Ảnh: Richard Woodgett/Grumpy Turtle
 
Các nhà khoa học Australia phát hiện một trong những cụm san hô lớn và lâu đời nhất thuộc rạn san hô Great Barrier, rạn san hô lớn nhất thế giới. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Scientific Reports hôm 19/8.
 
Cụm san hô mới phát hiện thuộc chi Porites, rộng 10,4 m và cao 5,3 m. Đây là cụm san hô rộng nhất và cao thứ 6 tại Great Barrier. Cụm này nằm ở vùng biển gần đảo Goolboodi, bang Queensland. Các chuyên gia đặt tên cho nó là Muga dhambi, nghĩa là "san hô lớn" trong ngôn ngữ của người Manbarra.
 
Muga dhambi đã sống khoảng 421 - 438 năm, trải qua hàng thế kỷ đối mặt với những sinh vật xâm lấn, các sự kiện tẩy trắng san hô, thủy triều thấp và khoảng 80 trận bão lớn. "Đây có thể là một trong những cấu trúc cổ xưa nhất ở Great Barrier", Nathan Cook, nhà khoa học biển tại tổ chức Reef Ecologic, cho biết.
 
San hô là động vật sống theo cụm, lấy năng lượng chủ yếu nhờ mối quan hệ cộng sinh với loại tảo quang hợp gọi là Zooxanthellae. Cụm san hô được gắn kết bởi một bộ khung làm bằng canxi carbonate từ nước biển xung quanh và phát triển chậm rãi theo thời gian. Muga dhambi có chu vi khổng lồ do sở hữu bộ khung rắn, đòi hỏi sự ổn định dưới nước, trong khi những loại san hô mềm và linh hoạt không cần nền móng quá cứng.
 
"Các cụm san hô khổng lồ này phát triển thành hình bán cầu, có thể chúng đã ưu tiên chiều rộng hơn chiều cao để trở nên vững chắc. Rất khó để các loài san hô cứng mọc thật cao mà không gãy", Cook giải thích.
 
Cụm san hô cổ xưa như Muga dhambi cung cấp cho nhóm chuyên gia cơ hội hiếm để hiểu thêm về điều kiện môi trường trong quá trình chúng phát triển. Muga dhambi giúp xác nhận một điều mà họ đã biết, đó là môi trường biển đang trở nên ngày càng khắc nghiệt với san hô. "San hô rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là khi nhiệt độ nước biển tăng. Độ che phủ san hô ở Great Barrier đã giảm 50% trong 30 năm qua", Cook nói.
 
Các nhà nghiên cứu hy vọng, kể cả khi độ che phủ san hô giảm mạnh, những quần thể dẻo dai như Muga dhambi có thể tiếp tục sống sót trong tương lai. Muga dhambi vẫn đang trong tình trạng tốt với 70% là san hô sống, còn lại được che phủ bởi bọt biển và tảo không cộng sinh.
 
"Do những xáo trộn xảy ra với hệ sinh thái trên thế giới ngày càng gia tăng về cường độ và tính nghiêm trọng, các cụm san hô như vậy đang hiếm dần. Là những người lạc quan, chúng tôi hy vọng Muga dhambi sẽ tiếp tục tồn tại thêm nhiều năm nữa, nhưng điều đó đòi hỏi một sự thay đổi lớn với các tác động mà con người gây ra", Cook chia sẻ.
(Theo Live Science)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cụm san hô khổng lồ sống hơn 400 năm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI