»

Thứ hai, 20/05/2024, 10:50:05 AM (GMT+7)

Xử lý chất thải rắn đô thị theo công nghệ Seraphin

(18:03:33 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Sau một thời gian áp dụng thử nghiệm công nghệ xử lý chất thải rắn không chôn lấp, Nhà máy xử lý chất thải rắn Sơn Tây (Hà Nội) tiếp tục bổ sung, hoàn thiện công nghệ, nâng cao mức độ tự động hóa và hiệu quả xử lý rác, kiểm soát triệt để ô nhiễm môi trường.

Công nghệ này đã được chọn tham gia “Chương trình đầu tư các nhà máy xử lý rác cho các địa phương trong cả nước”.

 

 

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, hiện nay các địa phương trong cả nước hầu hết đều đang sử dụng biện pháp chôn lấp chất thải rắn, với số lượng trung bình một đô thị có một bãi chôn lấp, trong đó chiếm tới 85-90% là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao bởi mùi và nước rỉ rác.

 

Theo thống kê, toàn quốc hiện có tới 52 bãi rác bị xếp vào số các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần được xử lý. Theo đánh giá chung, công nghệ xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp tuy giá thành rẻ nhưng đòi hỏi nhiều diện tích đất, trong lúc quỹ đất hiện nay rất hạn chế.

 

Mặt khác, phương pháp này không có khả năng thu hồi, tái chế, sử dụng lại nguồn nguyên liệu từ rác thải và lại nảy sinh một vấn đề là phải xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường-đây là công việc khó khăn, phức tạp không kém việc xử lý chất thải rắn.



Việc xử lý rác thải nói chung và chất thải rắn nói riêng vẫn là bài toán đau đầu trong quản lý đô thị và đang trở thành vấn đề bức xúc. Rác thải ở khu vực thành phố Hà Nội (cũ), ngoài việc xử lý bằng biện pháp chôn lấp truyền thống, cũng đã có Nhà máy rác thải Cầu Diễn. Tuy nhiên, nhà máy này công suất nhỏ, chỉ có thể đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của khu vực nội thành, chưa kể vùng ven đô với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, lượng rác ngày một nhiều thêm.

 

Thực trạng đó đòi hỏi thành phố và các ngành cần đưa ra phương pháp xử lý chất thải đạt hiệu quả hơn...



Đã có lời giải



Quy trình xử lý chất thải rắn đô thị không chôn lấp theo công nghệ Seraphin mà Nhà máy xử lý chất thải (XLCT) Sơn Tây đang áp dụng là quy trình được nghiên cứu trong nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Công nghệ này thích hợp với điều kiện xử lý rác tươi chưa phân loại nguồn.

 

Hiện tại, Nhà máy XLCT Sơn Tây với công suất thiết kế 200 tấn/ngày, có thể xử lý cả chất thải công nghiệp và sinh hoạt, để cho ra sản phẩm là hạt nhựa (1.800 tấn/năm), phân hữu cơ (18.000 tấn/năm), gạch block không nung (10.800 tấn/năm).



Giám đốc Nhà máy XLCT Sơn Tây cho biết: Công nghệ Seraphin gồm 5 quá trình: Đầu tiên, rác thải được phân loại và xử lý sơ bộ để cho ra các nhóm nguyên liệu (nhựa để tái chế, chất thải hữu cơ, vô cơ). Chất thải nguy hại được thu gom riêng.

 

Chất thải nhựa được tái chế, làm sạch để làm nguyên liệu chuyển đến nhà máy tái chế tập trung có đủ kỹ thuật và năng lực sản xuất cao hơn. Trước mắt Nhà máy XLCT Sơn Tây có thể sản xuất ra loại bóng sàn bubbdek đạt tiêu chuẩn Đan Mạch, sử dụng trong thiết kế thi công nhà cao tầng.

 

Các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy được ủ compost, xử lý khí thải bằng biofilter trong nhà kín để cho ra sản phẩm là phân bón hữu cơ sinh học và khoáng ép viên sử dụng thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp.

 

Một số thành phần vô cơ khó phân hủy còn lại được cắt đồng nhất tương đối về thành phần, kích thước sau đó đem tới lò đốt để thu năng lượng và tro, sau công đoạn hóa rắn sẽ tạo thành cốt liệu, phối trộn làm nguyên liệu cho sản xuất gạch block.



So với các công nghệ đã và đang được áp dụng tại một số nhà máy xử lý chất thải, công nghệ Seraphin có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn áp dụng công nghệ Tây Ban Nha có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng giá năm 2007), công suất xử lý 140 tấn/ngày; sản phẩm sử dụng lại chỉ là phân hữu cơ, lượng chất thải còn lại sau xử lý cần phải chôn lấp chiếm trên 50%.

 

Nhà máy xử lý rác Nam Định áp dụng công nghệ Cộng hòa Pháp có tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng, công suất đạt 250 tấn/ngày, nhưng lượng chất thải sau khi xử lý vẫn lên đến trên 50%.

 

Trong khi đó, Nhà máy XLCT Sơn Tây áp dụng công nghệ Seraphin với công suất 200 tấn/ngày, mức đầu tư 45 tỷ đồng, nhưng sản phẩm thu được ngoài phân hữu cơ còn có vật liệu xây dựng, năng lượng... Do đó lượng chất thải sau xử lý chỉ còn dưới 10%.





 

“Chương trình đầu tư các nhà máy xử lý chất thải áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận cho các địa phương trong cả nước” xác định sẽ xây dựng 44 nhà máy xử lý rác thải từ năm 2008 đến năm 2011. Riêng khu vực phía Bắc (từ Quảng Bình trở ra) sẽ có 17 nhà máy áp dụng công nghệ Seraphin.



Từ thực tế đó, hiện nay Nhà máy XLCT Sơn Tây tiếp tục bổ sung hoàn thiện công nghệ để làm nhà máy mẫu cho các địa phương tham quan, khảo sát nhân rộng và áp dụng trong cả nước.

Hiện nay cả nước có trên 700 đô thị (từ loại V trở lên) đang có nhu cầu rất bức xúc về xử lý chất thải rắn đô thị.
 
Sẽ được nhân rộng

(Theo Haf Nội Mới)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xử lý chất thải rắn đô thị theo công nghệ Seraphin

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI