»

Thứ năm, 02/05/2024, 11:20:18 AM (GMT+7)

Hệ thống camera ngăn cánh turbine gió đập trúng chim

(21:27:46 PM 02/02/2021)
(Tin Môi Trường) - Các tháp camera thông minh của công ty IdentiFlight phát hiện chim từ xa và dừng cánh turbine đang quay để tránh xảy ra va chạm.

 Hệ[-]thống[-]camera[-]ngăn[-]cánh[-]turbine[-]gió[-]đập[-]trúng[-]chim

Turbine gió mang lại năng lượng sạch nhưng có thể gây nguy hiểm cho chim. Ảnh: Donald M. Jones/Minden.
 
Điện gió là một trong những nguồn năng lượng sạch tốt nhất. Tuy nhiên, các turbine gió khổng lồ có thể vô tình giết chết các loài chim bản địa trong lúc hoạt động. IdentiFlight, công ty có trụ sở tại Mỹ, phát triển hệ thống camera thông minh mới nhằm giảm tác hại của turbine gió đến hệ sinh thái, IFL Science hôm 1/2 đưa tin.
 
Hệ thống camera phát hiện chim bay đến, xác định xem chúng có thuộc nhóm nguy cấp không và dừng cánh turbine đang quay lại trước khi xảy ra va chạm. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Journal of Applied Ecology giúp chứng minh hiệu quả của hệ thống này.
 
Nghiên cứu được thực hiện tại bang Wyoming, Mỹ. Nhóm chuyên gia theo dõi hai địa điểm khác nhau với tổng cộng 176 turbine gió. Họ lắp đặt 47 thiết bị chặn turbine gió tự động ở địa điểm thứ nhất để kiểm soát toàn bộ nơi này. Trong thời gian nghiên cứu, họ thường xuyên đi kiểm tra để phát hiện đại bàng chết, sau đó so sánh với số xác chim trước khi lắp camera.
 
Kết quả, so với trước đây, số lượng chim chết tăng ở địa điểm thứ hai nhưng giảm đáng kể ở địa điểm thứ nhất. Với hệ thống camera thông minh, số đại bàng chết ở địa điểm thứ nhất giảm tới hơn 62%.
 
"Chim va chạm với cánh turbine từ lâu đã là một vấn đề đáng quan tâm đối với ngành điện gió. Công nghệ thăm dò trên không của IdentiFlight được phát triển để giải quyết vấn đề này, giúp chim hoang dã và điện gió cùng tồn tại trong hòa bình. Giờ chúng tôi đã có bằng chứng thuyết phục cho thấy hệ thống camera của IdentiFlight có thể giúp giảm va chạm cho các dự án điện gió hiện tại và cả tương lai", Ben Quinn, phó chủ tịch IdentiFlight, chia sẻ.
 
Hệ thống gồm các tháp camera có thể kiểm soát nhiều turbine gió xung quanh, đồng thời phát hiện những con chim thuộc nhóm cần bảo tồn. Sử dụng cảm biến quang học, tháp nhận diện chim bay đến rồi xác định tốc độ và đường bay của chúng nhờ trí tuệ nhân tạo, từ đó điều chỉnh chuyển động của turbine. IdentiFlight khẳng định hệ thống có thể phát hiện động vật hoang dã cần bảo vệ từ cách xa một km.
 
IdentiFlight hy vọng hệ thống này và các giải pháp tương tự có thể được triển khai trên quy mô lớn để bảo vệ chim hoang dã tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều công ty điện gió sẽ gặp khó khăn khi hệ thống của IdentiFlight đòi hỏi tới 150.000 USD phí lắp đặt và 8.000 USD phí bảo trì hàng năm.
(Theo IFL Science)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hệ thống camera ngăn cánh turbine gió đập trúng chim

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI