»

Thứ năm, 02/05/2024, 07:22:47 AM (GMT+7)

Chế tạo hệ thống lọc loại bỏ H2S từ hầm khí biogas để phát điện

(06:24:05 AM 19/12/2023)
(Tin Môi Trường) - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên vừa phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện thành công mô hình chế tạo hệ thống lọc chuyên biệt loại bỏ khí H2S từ hầm khí biogas để phát điện.

 

Tham quan mô hình hệ thống lọc chuyên biệt loại bỏ H2S từ hầm khí biogas để phát điện tại xã Phú Cường (thành phố Hưng Yên)
 
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên Nguyễn Xuân Hải cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 500.000 con lợn, hơn 34.000 con bò và trên 9,5 triệu con gia cầm. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng như làm khí đốt sinh hoạt, đa phần người dân đã xây dựng hầm biogas. Trong thành phần biogas có khí H2S, là một loại khí độc và gây ra nhiều tác động nguy hại đến sức khỏe con người, vật nuôi. Do vậy, việc loại bỏ khí H2S ra khỏi hầm biogas để làm khí đốt và nhiên liệu cho máy phát điện là rất cần thiết.
 
Theo ông Nguyễn Xuân Hải, tháng 5/2023, nhóm nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã nghiên cứu và thiết kế mô hình xử lý khí H2S trong hầm khí biogas bằng vật liệu SPONAM (vật liệu nano vô định hình siêu rỗng). Mô hình được lắp đặt, vận hành thử nghiệm tại cơ sở chăn nuôi ở xã Phú Cường, thành phố Hưng Yên.
 
Qua 20 đợt quan trắc, đo đạc, đến tháng 11/2023, các chuyên gia đánh giá, việc xử lý khí H2S ra khỏi hầm biogas đạt từ 98,55% - 99,95%. Sau khi xử lý H2S, khí biogas được sử dụng để đun nấu và chạy được máy phát điện trong vòng hơn 5 tháng, với tần suất chạy máy phát điện 10 ngày/lần, thời gian tối đa 6 giờ liên tục.
 
Gia đình ông Đào Văn Mạnh (ở xã Phú Cường, thành phố Hưng Yên) là hộ được chọn để thử nghiệm mô hình xử lý khí H2S trong hầm khí biogas bằng vật liệu SPONAM. Sau khi đưa vào sử dụng gia đình đánh giá cao hiệu quả mô hình. Sau hơn 4 tháng triển khai mô hình, bếp gas nhà ông Mạnh không bị gỉ, bám cặn; có thể chạy được máy phát điện trong gần một ngày.
 
Ông Đào Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Cường cho biết, Phú Cường và Hùng Cường là những xã chăn nuôi quy mô lớn, tỷ lệ đàn bò và lợn đứng đầu tỉnh, với gần 7.000 con bò, hơn 5.000 lợn. Do đó lượng chất thải thải ra môi trường là rất lớn. Người chăn nuôi đang xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải vừa tận dụng khí gas làm nguyên liệu chất đốt là chính, tuy nhiên hầm biogas chứa nhiều khí độc, đặc biệt khí H2S, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Vì thế, việc thực hiện thành công mô hình hệ thống lọc chuyên biệt loại bỏ khí H2S không chỉ bảo đảm sức khỏe người sử dụng mà còn đảm bảo nguồn điện sinh hoạt cho người dân khi hệ thống điện lưới bị mất.
 
Theo ông Nguyễn Xuân Hải, thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên tiếp tục phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, đánh giá nghiệm thu và xây dựng kế hoạch ứng dụng chuyển giao kết quả cho người chăn nuôi áp dụng công nghệ vào chăn nuôi hiệu quả, bền vững.
Mai Ngoan
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chế tạo hệ thống lọc loại bỏ H2S từ hầm khí biogas để phát điện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI