Chủ nhật, 19/05/2024, 07:36:55 AM (GMT+7)

Hơn 200 trạm đo mưa được đầu tư bằng vốn xã hội hoá

(18:10:39 PM 31/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Ông Văn Phú Chính, cục trưởng Cục phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), cho biết đến hết tháng 7-2017 đã có hơn 200 trạm đo mưa tại các vùng núi phía Bắc và miền Trung được đầu tư bằng kinh phí xã hội hoá.

Hơn[-]200[-]trạm[-]đo[-]mưa[-]được[-]đầu[-]tư[-]bằng[-]vốn[-]xã[-]hội[-]hoá

 

Theo ông Chính, một trong những hạn chế về phòng chống thiên tai hiện nay là các trạm đo mưa còn rất thưa.
 
“Hơn 200 trạm đo mưa này được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, từ xây dựng, lắp đặt. Các trạm cung cấp dữ liệu đo mưa cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh thông qua hình thức thuê bao dữ liệu, khoảng 1,5 triệu đồng/trạm/tháng” - ông Chính cho hay.
 
Ông Chính cho biết việc đầu tư các trạm đo mưa bằng hình thức xã hội hoá có ưu điểm là không chỉ cung cấp dữ liệu cho địa phương mà còn cung cấp dữ liệu chung cho phục vụ phòng chống thiên tai trên toàn quốc.
 
Theo Cục phòng, chống thiên tai, tại khu vực vùng núi phía Bắc hiện đã đầu tư được 63 trạm đo mưa bằng nguồn vốn xã hội hoá, trong đó có 10 trạm tại Hoà Bình, 10 trạm tại Lào Cai, 20 trạm tại Yên Bái, 9 trạm tại Thái Nguyên, 7 trạm tại Hà Giang, 7 trạm tại Tuyên Quang.
 
“Các trạm đo mưa bằng nguồn vốn xã hội hoá có thể cung cấp dữ liệu liên tục qua điện thoại. Ví như trạm đo mưa ở các vùng núi phía Bắc đặt tại xã ngoài cung cấp dữ liệu cho Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn có thể cung cấp dữ liệu qua điện thoại của chủ tịch xã để có thể cảnh báo, ứng phó kịp thời khi có mưa lớn” - ông Chính nói.
 
Khác với các trạm đo mưa đã được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, các trạm đo mưa tự động bằng nguồn vốn xã hội hoá đều phải đưa vào cung ứng qua ứng dụng trên điện thoại di động.
 
“Đã đưa vào hệ thống ứng dụng cung cấp dữ liệu qua điện thoại di động tức là chịu áp lực rất lớn. Khi có mưa lớn là phải cung cấp dữ liệu và cảnh báo liên tục. Trạm đo mưa nào không hoạt động là có thể biết ngay, như vậy là đòi hỏi các trạm đo mưa phải được chăm sóc vận hành liên tục” - ông Chính nói.
 
Về nguồn kinh phí thuê dữ liệu từ các trạm đo mưa đầu tư từ nguồn vốn xã hội hoá, ngoài các nguồn từ tài trợ, từ nguồn của Hội chữ thập đỏ, theo Cục phòng, chống thiên tai, hiện đã có chủ trương cho phép sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ phòng chống thiên tai cho mục tiêu thuê các dữ liệu đo mưa.
Theo TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hơn 200 trạm đo mưa được đầu tư bằng vốn xã hội hoá

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Giải cứu cây xanh

Giải cứu cây xanh

(Tin Môi Trường) - Những ngày này, đi trên đường tôi bỗng thấy yêu những con đường có nhiều cây xanh, rợp bóng mát.

Tin Môi Trường
 Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?

Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?

(Tin Môi Trường) - Thông tin Luật đất đai năm 2024 sẽ có hiệu lực ngày 01/7/2024 thay vì ngày 01/01/2025 khiến nhiều người thắc mắc nếu đã nộp hồ sơ cấp sổ đỏ trước ngày này thì sẽ áp dụng luật nào để giải quyết

VACNE 30 năm
 Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó"

Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó"

(Tin Môi Trường) - Bạn có bao giờ tự hỏi liệu sự nghiệp bảo vệ môi trường có đáng để bạn theo đuổi và gắn bó suốt đời? Tham gia ngay hội thảo đặc biệt với diễn giả PHẠM VĂN SƠN - Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu, để cùng khám phá:

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI