Thứ hai, 29/04/2024, 10:06:57 AM (GMT+7)

Còn 13 tỉnh, thành phố chưa lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp

(17:44:01 PM 17/01/2024)
(Tin Môi Trường) - Tính đến ngày 10/1/2024, cả nước đã có 50/63 tỉnh, thành phố trực đã phê duyệt, công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn. Như vậy, cả nước chỉ còn 13 tỉnh, thành phố chưa phê duyệt, công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp gồm: Hòa Bình, Lai Châu, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Vĩnh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu.

 13[-]tỉnh,[-]thành[-]phố[-]chưa[-]lập[-]danh[-]mục[-]hồ,[-]ao,[-]đầm,[-]phá[-]không[-]được[-]san[-]lấp

Ảnh minh họa: IE

 
Trước thực trạng tại nhiều địa phương đang xảy ra tình trạng hồ, ao, đầm bị lấn chiếm, san lấp làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm chất lượng nguồn nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 10/6/2021, Bộ đã có Công văn 3129/BTNMT-TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp, theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012.
 
Đến ngày 24/3/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có Công văn số 1493/BTNMT-TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
 
Việc lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp, nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế theo từng giai đoạn; xây dựng quy định quản lý, khai thác, sử dụng đối với các hồ, ao, đầm có giá trị về đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, việc lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp cũng là cơ sở để bảo vệ "lá phổi xanh," nhất là trong bối cảnh thời gian qua ở nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng hồ, ao, đầm bị lấn chiếm, san lấp làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm chất lượng nguồn nước, ô nhiễm môi trường.
 
Ngoài ra, việc hồ, ao, đầm bị lấn chiếm, san lấp cũng đã làm giảm hiệu quả trong việc tiêu thoát nước, phòng, chống ngập lụt trong mùa mưa; gây mất an toàn trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và các mục đích sử dụng nước thiết yếu trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước trong mùa khô…
 
Do đó, thời gian qua, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động chỉ đạo các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn các lưu vực sông và các tỉnh. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng nhiều hồ, ao, đầm bị lấn chiếm, san lấp làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm chất lượng nguồn nước, ô nhiễm môi trường, giảm hiệu quả trong việc tiêu thoát nước, phòng, chống ngập lụt trong mùa mưa; gây mất an toàn trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và các mục đích sử dụng nước thiết yếu trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước trong mùa khô.
Diệu Thúy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Còn 13 tỉnh, thành phố chưa lập danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn

Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn

(Tin Môi Trường) - Trong khi hạn mặn ngày càng khắc nghiệt, khó lường thì ở nhiều nơi tại miền Tây, chính người nông dân đã tự biết cách xoay chuyển tình hình bằng những mô hình, cách làm sáng tạo… để 'sống chung'.

Tin Môi Trường
 Làm sao để được mua nhà ở xã hội?

Làm sao để được mua nhà ở xã hội?

(Tin Môi Trường) - Vợ chồng tôi thuê nhà và làm công nhân ở thành phố, tôi thấy có chính sách mua nhà ở xã hội giá rẻ, vậy xin luật sư cho tôi biết làm thế nào để tôi được mua?

VACNE 30 năm
 Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường

Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường

(Tin Môi Trường) - Ngày 25 tháng 3 năm 2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia tổ chức Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hội thảo thu hút hơn 150 đại biều đến từ các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải khu vực Miền Nam

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI