Chủ nhật, 19/05/2024, 06:04:57 AM (GMT+7)

10.000 người chết Thảm họa tại Nhật qua những con số

(23:07:59 PM 19/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trận động đất và sóng thần chưa từng có ngày 11/3 gây ra tổn thất kinh hoàng và cuộc khủng hoảng hạt nhân. Dưới đây là những ảnh hưởng của sự kiện lịch sử này qua những con số thống kế.
Ảnh:[-]Kyodo[-]News
Cảnh hoang tàn sau động đất và sóng thần ở Otsuchi, quận Iwate. Ảnh: Kyodo News

Mức độ động đất

9,0 - Cường độ trận động đất ngày 11/3, mạnh nhất từng được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản

10 mét - Độ cao của cơn sóng thần quất vào các vùng bờ biển đông bắc Nhật Bản

4 mét - Độ xa mà nhiều khu vực bờ biển Nhật Bản bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu sau trận động đất

16,5 cm - Độ xa mà trục trái đất bị dịch chuyển sau trận động đất Nhật Bản, khiến trái đất quay nhanh hơn và ngày ngắn hơn 1,8 phần triệu giây so với trước

1.000 lần - Mức độ mạnh hơn của trận động đất tại Nhật Bản so với trận động đất mới đây ở thành phố Christchurch, New Zealand

Tổn thất về người và của

2.414 - Số người được xác nhận thiệt mạng tính đến ngày 15/3

10.000 - Số người chết cuối cùng vì thảm hoạ tại Nhật được dự doán sẽ vượt qua cột mốc này

15.000 - Số người mất tích hoặc chưa thể xác định tung tích

550.000 - Số người được sơ tán khỏi nhà kể từ trận động đất hôm 11/3

215.000 - Số người đang tập trung tại các trung tâm trú ẩn rải rác ở khu vực xảy ra động đất phía đông bắc Nhật

2.050 - Số trung tâm sơ tán được lập tại vùng đông bắc Nhật

621 tỷ USD - Số tiền tương đương mức sụt giảm của chỉ số chức khoán Nikkei 225 trong hai ngày sau động đất

160 tỷ USD - Tổng chi phí ước tính cho tái thiết sau thảm hoạ

100.000 - Số binh sĩ lực lượng phòng vệ Nhật Bản được huy động tới khu vực động đất sóng thần để tham gia chiến dịch nhân đạo

76.000 - Số nhà bị hư hại trong động đất và sóng thần

6.300 - Số nhà bị phá huỷ hoàn toàn trong thảm hoạ

5 triệu - Số hộ dân bị cắt điện sau động đất

1,5 triệu - Số người không được tiếp cận với nước sạch sau thảm hoạ

102 - Số quốc gia trên thế giới đề nghị hỗ trợ Nhật khắc phục hậu quả thảm họa

Khủng hoảng hạt nhân

8,2 - Cường độ động đất mà nhà máy Fukushima I được thiết kế có thể đứng vững, trong khi trận động đất ngày 11/3 mạnh 9,0 độ Richter

4 - Số lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushia I gặp sự cố nổ hoặc cháy sau động đất. Nhà máy này có tổng cộng 6 lò phản ứng.

20 km - Bán kính vùng sơ tán khẩn cấp xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I

200.000 - Số người phải sơ tán khỏi vùng nguy hiểm quanh nhà máy Fukushima I đang gặp sự cố

140.000 - Số người sống ngoài vùng sơ tán quanh nhà máy Fukushima I nhưng được cảnh báo ở yên trong nhà đề phòng phơi nhiễm phóng xạ

750 - Số công nhân được sơ tán khỏi các nhà máy điện hạt nhân sau động đất

1.650 - Số người được xét nghiệm nồng độ ô nhiễm phóng xạ

30 km - Bán kính khu vực cấm bay được thiết lập xung quanh các lò phản ứng đang gặp sự cố

250 km - Độ xa tính từ nhà máy Fukushima mà mức độ phóng xạ được phát hiện ở Tokyo

10 lần - Mức độ phóng xạ tại Tokyo vượt quá mức bình thường sau sự cố Fukushima I

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 10.000 người chết Thảm họa tại Nhật qua những con số

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Giải cứu cây xanh

Giải cứu cây xanh

(Tin Môi Trường) - Những ngày này, đi trên đường tôi bỗng thấy yêu những con đường có nhiều cây xanh, rợp bóng mát.

Tin Môi Trường
 Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?

Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?

(Tin Môi Trường) - Thông tin Luật đất đai năm 2024 sẽ có hiệu lực ngày 01/7/2024 thay vì ngày 01/01/2025 khiến nhiều người thắc mắc nếu đã nộp hồ sơ cấp sổ đỏ trước ngày này thì sẽ áp dụng luật nào để giải quyết

VACNE 30 năm
 Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó"

Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó"

(Tin Môi Trường) - Bạn có bao giờ tự hỏi liệu sự nghiệp bảo vệ môi trường có đáng để bạn theo đuổi và gắn bó suốt đời? Tham gia ngay hội thảo đặc biệt với diễn giả PHẠM VĂN SƠN - Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu, để cùng khám phá:

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI