»

Thứ năm, 02/05/2024, 07:11:46 AM (GMT+7)

Thế giới mất hơn 30% cây cổ thụ

(14:49:58 PM 05/06/2020)
(Tin Môi Trường) - Số lượng cây cổ thụ trên thế giới đang giảm nhanh, đe dọa cân bằng sinh thái, giảm hấp thụ khí thải nhà kính toàn cầu.

Thế[-]giới[-]mất[-]hơn[-]30%[-]cây[-]cổ[-]thụ

Các cây cổ thụ trên thế giới đang giảm đi đáng kể - Ảnh: GETTY IMAGES

 
Theo National Geographic, một cây củ tùng ở Vườn Quốc gia Kings Canyon, California (Mỹ) có thể sống đến 3.000 năm tuổi, vươn cao gần 100m. Tuy nhiên những năm gần đây, số lượng cây cổ thụ như thế đang dần mất đi với tỉ lệ chưa từng thấy.
 
Nghiên cứu này do nhóm hơn 10 nhà khoa học trên khắp thế giới thực hiện. Nhóm thu thập và phân tích hơn 160 nghiên cứu từ năm 1900 đến năm 2015. Nhóm sử dụng thêm dữ liệu từ vệ tinh.
 
Kết quả cho thấy khoảng 1/3 các cây lâu năm toàn cầu đã mất đi. Riêng tại Vườn Quốc gia Kings Canyon, khoảng 38 cây cổ thụ đã chết những năm qua - con số không phải quá khủng khiếp nhưng cũng thuộc loại chưa từng thấy.
 
"Chúng tôi thấy tình trạng này diễn ra ở rất nhiều nơi", TS Nate McDowell từ Phòng thí nghiệm quốc gia tây bắc Thái Bình Dương cho biết.
 
Ở những vùng nhiều cổ thụ như Canada, miền Tây nước Mỹ hay châu Âu, tốc độ gia tăng số cây lâu năm chết đã gấp đôi qua 40 năm.
 
Trên Science, nhóm nghiên cứu cho biết một trong các nguyên nhân là việc gia tăng chặt phá cây rừng, trong đó có nạn trộm gỗ trái phép.
 
Thế[-]giới[-]mất[-]hơn[-]30%[-]cây[-]cổ[-]thụ
Cây cúc tùng, một trong những loài cây lớn nhất thế giới, đang giảm đi ở nhiều nơi - Ảnh: GETTY IMAGES
 
Ngoài ra, nhiệt độ thế giới tăng và cùng lượng khí CO2 dư thừa từ quá trình đốt nhiên liệu cũng góp phần làm giảm sức sống của cây.
 
Nhiều người cho rằng CO2 càng nhiều thì cây sẽ dồi dào thức ăn, điều này chưa đúng. Trên thực tế, lượng CO2 trong không khí quá cao có thể tác động ngược làm giảm khả năng hấp thụ của cây.
 
Một số nguyên nhân khác làm cổ thụ mau chết như hạn hán, côn trùng xâm hại, dịch bệnh ngày càng phức tạp. Những vụ cháy rừng diễn ra thường xuyên cũng góp phần tàn phá các cánh rừng, trong đó có cả những cây lâu năm.
 
Ở một số nơi, lượng mưa trong năm cũng giảm đáng kể, trái lại lũ lụt xuất hiện nhiều hơn làm tăng nguy cơ ngã đổ của cổ thụ.
 
Với nhiều cây chẳng hạn như thông, sau những đợt cháy rừng, một số nón thông vẫn có thể nảy mầm duy trì sự sống. Nhưng hiện nay, những đám cháy rừng liên tiếp trong thời tiết khô hạn lạ thường gần như quét sạch mọi thứ.
 
TS Monica Turner - nhà sinh thái học rừng từ Đại học Wisconsin (Mỹ) cho biết thêm ông từng rất bất ngờ khi đến một đám cháy rừng thông cổ thụ ở Bắc Mỹ vào năm 2018 và nhận thấy khung cảnh tan hoang, không còn gì. "Chúng ta sẽ ít thấy những cánh rừng hơn", TS Monica Turner nói.
(T.T)
Từ khóa liên quan: Thế giới, mất hơn , 30%, cây cổ thụ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thế giới mất hơn 30% cây cổ thụ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI