»

Thứ sáu, 17/05/2024, 10:51:47 AM (GMT+7)

Phát hiện các sinh vật "ngoài hành tinh” dưới đáy biển Indonesia Tin ảnh

(18:06:01 PM 15/05/2018)
(Tin Môi Trường) - Cuộc thám hiểm ở độ sâu 2.000m ở khu vực biển nam Tây Java (Indonesia) đã cho thấy còn nhiều sinh vật lạ kỳ trên thế giới mà con người vẫn chưa khám phá hết và đại dương là nơi luôn chứa đầy những bí ẩn.

Phát[-]hiện[-]các[-]sinh[-]vật[-]"ngoài[-]hành[-]tinh”[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Indonesia

Loài cua "Spiky", dài 8cm, được tìm thấy ở độ sâu 800m - Ảnh: SJADES 2018

 
Vừa qua, một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học quốc gia Singapore (NUS) và Viện khoa học Indonesia (LIPI) đã tham gia Cuộc thám hiểm hệ sinh thái biển sâu Nam Java 2018 (SJADES 2018) để khám phá các vùng biển sâu ở phía nam của Tây Java (Indonesia).
 
Đài Channel News Asia (Singapore) ngày 13-5 cho biết nhóm nghiên cứu 31 người gồm các nhà khoa học và nhân viên hỗ trợ đã thu thập được hơn 12.000 mẫu sinh vật từ 63 địa điểm qua một khu vực rộng 2.200km, với khu vực có độ sâu nhất là 2.100m.
 
Cuộc thám hiểm kéo dài 2 tuần. Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ mất tới 2 năm để hoàn thành nghiên cứu của mình về 12.000 mẫu sinh vật được lấy từ đáy biển của một khu vực kéo dài từ eo biển Sunda đến phần Ấn Độ Dương ngoài khơi bờ biển phía nam của Tây Java.
 
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các loại lưới cũng như những thiết bị đặc biệt để vây bắt những sinh vật cực nhỏ.
 
Phát[-]hiện[-]các[-]sinh[-]vật[-]"ngoài[-]hành[-]tinh”[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Indonesia
Các nhà thám hiểm khởi hành từ Jakarta, qua eo biển Sunda và cập cảng Cilacap ở phía Nam của tỉnh Tây Java, Indonesia - Ảnh: SJADES 2018
 
"Không biết vì lý do gì, chúng ta gần như không có thông tin về các sinh vật biển sâu ở khu vực đó. Chúng ta không thể lặng nhìn trước những gì chúng ta không biết" - giáo sưu Peter Ng bình luận.
 
Ông là người đứng đầu Bảo tàng lịch sử thiên nhiên Lee Kong Chian tại trường NUS kiêm người dẫn đầu cuộc thám hiểm trên.
 
Kết quả thu về đã vượt qua mong đợi của giáo sư Ng. Phát hiện đáng chú ý nhất là có tới 12 loài giáp xác có hình dạng kỳ lạ gồm tôm, cua,… và hơn 40 loài sinh vật khác hoàn toàn mới đối với danh sách các sinh vật được biết của Indonesia.
 
Sau đây là một số loài có hình thù kỳ lạ được các nhà nghiên cứu tham gia SJADES 2018 tìm thấy:
 
Phát[-]hiện[-]các[-]sinh[-]vật[-]"ngoài[-]hành[-]tinh”[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Indonesia
Các nhà khoa học đã tìm thấy 3 loài cua nhện có hình dáng kỳ lạ ở vùng biển sâu tây nam Java. Trong ảnh là loài cua "Big Ears", dài 6cm, được tìm thấy ở độ sâu hơn 1.000m - Ảnh: SJADES 2018

Phát[-]hiện[-]các[-]sinh[-]vật[-]"ngoài[-]hành[-]tinh”[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Indonesia

Loài cua "Clinger", dài 6cm, sống ở độ sâu 800 - 1.200m - Ảnh: SJADES 2018

Phát[-]hiện[-]các[-]sinh[-]vật[-]"ngoài[-]hành[-]tinh”[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Indonesia

Trong suốt cuộc thám hiểm, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy hơn 40 loài tôm ở nhờ, với một số loài có hình dạng khác với những loài tôm ở nhờ được tìm thấy ở các vùng nước nông. Trong ảnh là một loài tôm ở nhờ vỏ ốc có đôi mắt màu xanh ngọc, dài 3cm - Ảnh: SJADES 2018

Phát[-]hiện[-]các[-]sinh[-]vật[-]"ngoài[-]hành[-]tinh”[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Indonesia

Một loài tôm ở nhờ có kích thước từ 12-15cm, được tìm thấy ở độ sâu 370 - Ảnh: SJADES 2018

Phát[-]hiện[-]các[-]sinh[-]vật[-]"ngoài[-]hành[-]tinh”[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Indonesia 

Còn đây là loài gián biển khổng lồ Bathynomus, với kích thước 30cm, được tìm thấy ở độ sâu 1.300m - Ảnh: SJADES 2018

Phát[-]hiện[-]các[-]sinh[-]vật[-]"ngoài[-]hành[-]tinh”[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Indonesia 

Đây là một loài tôm lạ, dài 8cm, được tìm thấy ở độ sâu 1.013m - Ảnh: SJADES 2018

Phát[-]hiện[-]các[-]sinh[-]vật[-]"ngoài[-]hành[-]tinh”[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Indonesia

Một loài cá bống với hình dáng kỳ lạ, dài từ 5-6cm, được phát hiện ở độ sâu 182m - Ảnh: SJADES 2018

Phát[-]hiện[-]các[-]sinh[-]vật[-]"ngoài[-]hành[-]tinh”[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Indonesia

Loài bạch tuột được đặt tên Dumbo vì có hình dáng giống với một nhân vật Disney được yêu thích - Ảnh: SJADES 2018

Phát[-]hiện[-]các[-]sinh[-]vật[-]"ngoài[-]hành[-]tinh”[-]dưới[-]đáy[-]biển[-]Indonesia 

Loài cá ba chân với các vây cùng dây "ăng ten" đặc biệt giúp thăng bằng và phát hiện con mòi - Ảnh: SJADES 2018
(Theo TTO - Ảnh: SJADES 2018)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện các sinh vật "ngoài hành tinh” dưới đáy biển Indonesia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI