»

Thứ sáu, 17/05/2024, 06:12:26 AM (GMT+7)

Dùng bồ câu đo ô nhiễm Tin mới nhất

(22:25:59 PM 22/03/2016)
(Tin Môi Trường) - Đội “nhân viên đặc biệt” có tên gọi “Pigeons Air Patrol” thuộc biên chế Công ty Plume Labs của kỹ sư Pháp Romain Lacombe kết hợp với chuyên gia kỹ thuật số Pierre Duquesnoy.

Dùng[-]bồ[-]câu[-]đo[-]ô[-]nhiễm
Chim bồ câu đeo thiết bị đo độ ô nhiễm - Ảnh: AFP


Từ ngày 16-3, theo AFP, tại thủ đô của nước Anh đã xuất hiện đội chim bồ câu đeo trên lưng thiết bị GPS và bộ cảm biến để đo độ ô nhiễm ở nhiều khu vực.

Họ lập ra bản đồ thực về tình trạng ô nhiễm, với sự hỗ trợ phân tích của Trường hoàng gia London, để người dân có thể biết thời điểm nào nên làm việc gì phù hợp với tình trạng ô nhiễm không khí ở nơi mình đang sinh sống hoặc làm việc.

Không chỉ nhờ đội nhân viên bồ câu 12 con, Công ty Plume Labs còn thực hiện dự án với khoảng 100 người dân tình nguyện chịu mua thiết bị cảm biến (giá từ 114-143 USD tùy thiết bị) đeo theo người để tham gia ghi nhận tình trạng ô nhiễm cùng Plume Labs.

Đây là cách thực hiện dự án kêu gọi hỗ trợ từ cộng đồng.

Theo nghiên cứu của Trường hoàng gia London hồi năm 2015, tình trạng ô nhiễm không khí là nguyên nhân tử vong của khoảng 9.500 trường hợp ở London và một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới còn nguy hiểm hơn cả thuốc lá hoặc tình trạng béo phì vì nó liên quan đến cái chết của 7 triệu người mỗi năm.

Tính về thiệt hại kinh tế thì ô nhiễm không khí gây thiệt hại đến 29 tỉ USD mỗi năm cho nước Anh, theo công bố của nghị sĩ Jeremy Corbyn trước Quốc hội Anh hôm 16-3.

(Nguồn: AFP, TTO)
Từ khóa liên quan: Dùng, bồ câu, đo, ô nhiễm
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dùng bồ câu đo ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI