»

Thứ sáu, 17/05/2024, 12:54:02 PM (GMT+7)

Các nhà khoa học vô tình chế được enzyme có thể phân hủy nhựa

(09:17:31 AM 22/04/2018)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học ở Anh và Mỹ vô tình tổng hợp được một loại enzyme có khả năng "ăn" nhựa, mở ra triển vọng mới để giải quyết một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất.

CNN cho biết các nhà khoa học tại Đại học Portsmouth (Anh) cùng Phòng thí nghiệm Quốc gia về Năng lượng Tái tạo của Bộ Năng lượng Mỹ (NREL) đã khám phá ra loại enzyme trên trong quá trình nghiên cứu cấu trúc của một enzyme tự nhiên tìm được ở một trung tâm tái chế chất thải tại Nhật vài năm trước.

 
Họ cho biết loại enzyme này, được đặt tên là Ideonella sakaiensis 201-F6, có khả năng "ăn" polyethylene terephthalate, PET, tức hợp chất được đăng ký là một loại chất dẻo từ thập niên 1940 và được sử dụng trong hàng triệu tấn chai nhựa trên thế giới từ đó đến nay.
 
Các[-]nhà[-]khoa[-]học[-]vô[-]tình[-]chế[-]được[-]enzyme[-]có[-]thể[-]phân[-]hủy[-]nhựa
Nhựa không thể phân hủy là một trong những vấn đề nan giải nhất đối với các nhà khoa học và người bảo vệ môi trường. Ảnh: Reuters.
 
Mục tiêu của ban đầu của các nhà khoa học là tìm hiểu về cấu trúc của loại enzyme tự nhiên ở trên, nhưng sau đó họ lại chế được một loại enzyme có thể làm tan rã cấu trúc của nhựa PET.
 
"Chúng tôi hy vọng xác định được cấu trúc của nó để hỗ trợ phát triển một loại protein, nhưng cuối cùng chúng tôi lại đi được một bước xa hơn khi vô tình phát triển được một loại enzyme với khả năng được tăng cường trong việc bẻ gãy nhựa", CNN dẫn lời người đứng đầu nhóm nghiên cứu của NREL Gregg Beckham.
 
Thông tin trên website của Đại học Portsmouth cho biết phát hiện trên có thể mang lại giải pháp cho hàng triệu tấn chai nhựa được làm từ PET, những chai nhựa sẽ tồn tại hàng trăm năm không thể phân rã trong môi trường.
 
"Vận may thường đóng một vai trò đáng kể trong các nghiên cứu khoa học quan trọng và phát hiện của chúng tôi cũng không ngoại lệ", theo Giáo sư John McGeehan tại Đại học Portsmouth.
 
Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để cải thiện loại enzyme này hơn nữa, họ hy vọng điều chế được loại enzyme có thể sử dụng trong công nghiệp để phân hủy nhựa trong một thời gian ngắn hơn.
(Theo Tri Thức Trực Tuyến)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Các nhà khoa học vô tình chế được enzyme có thể phân hủy nhựa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI