»

Thứ năm, 09/05/2024, 17:17:36 PM (GMT+7)

Tọa đàm khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm”

(19:14:09 PM 21/11/2020)
(Tin Môi Trường) - Ngày 20/11/2020, Mạng lưới giám sát giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã toàn cầu (TRAFFIC) đã tham gia với Ban Công tác đại biểu (thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) tổ chức buổi Tọa đàm khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm”.

Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách pháp luật và công tác tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã quý, hiếm, tọa đàm thu hút sự tham gia của khoảng 50 đại biểu, khách mời, bao gồm các đại biểu Quốc hội, đại biểu đến từ một số cơ quan của Đảng, Chính phủ, cơ quan Quốc hội, Bộ Tài nguyên Môi Trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  Bộ Y tế… và các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên.

 

Tọa[-]đàm[-]khoa[-]học[-]“Hoàn[-]thiện[-]khung[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp,[-]quý,[-]hiếm”

 

Tọa đàm tập trung vào thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế về sự cần thiết và tính khả thi của việc ban hành Luật bảo vệ động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Tọa đàm cũng đi sâu vào thảo luận vai trò quan trọng của các hoạt động truyền thông nhằm chấm dứt việc tiêu thụ động thực vật hoang dã bên cạnh sử dụng công cụ pháp lý. 
 
Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu tiến bộ trong việc ban hành các công cụ pháp lý nhằm chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy, cấp, quý hiếm. Trước mắt, cần có những hội thảo, tọa đàm nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho các đại biểu Quốc hội, là những người đóng vai trò quan trọng trong vận động, thông qua các dự án luật có liên quan và tham gia giám sát trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ ngành, địa phương trong lĩnh vực này. 
 
Tổ chức TRAFFIC cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc áp dụng truyền thông thay đổi hành vi và xã hội (SBCC) để hỗ trợ các quy định pháp luật giảm việc tiêu thụ sừng tê giác, ngà voi và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã bất hợp pháp khác. SBCC là một phương pháp truyền thông dựa trên bằng chứng được thiết kế để thúc đẩy và duy trì các hành vi tích cực thông qua việc truyền tải các thông điệp cụ thể về văn hóa đến nhiều tầng lớp trong xã hội. TRAFFIC đã đi tiên phong trong việc áp dụng SBCC trong cuộc đấu tranh chống lại buôn bán trái phép động vật hoang dã bất hợp pháp ở Việt Nam. Sarah Ferguson, Giám đốc Tổ chức TRAFFIC tại Việt Nam, đã thảo luận về khả năng của phương pháp SBCC trong việc giảm nhu cầu đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã bất hợp pháp và kêu gọi các quan chức chính phủ tiến tới hành động chống lại tội phạm về động vật hoang dã.
 
Các nội dung thảo luận và khuyến nghị của các đại biểu tham dự Tọa đàm này sẽ được thu thập và tổng hợp thành một tài liệu tham khảo để lưu giữ trong cơ quan Quốc hội và được sử dụng để thúc đẩy việc xây dựng một đạo Luật về bảo vệ động thực vật hoang dã hiệu quả trong tương lai và các biện pháp truyền thông nhằm chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã.
 
Tọa đàm này được thực hiện với sự tài trợ của Tổ chức Save the Rhino International nhằm tăng cường sự ủng hộ của các quan chức chính phủ chống lại việc tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã bất hợp pháp.
 
Tọa[-]đàm[-]khoa[-]học[-]“Hoàn[-]thiện[-]khung[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp,[-]quý,[-]hiếm”
Toàn cảnh Tọa đàm Khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm” ngày 20/11/2020
 
Trích Phát biểu của các đại biểu tại Tọa đàm Khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm” ngày 20/11/2020:

.Ông Đặng Xuân Phương, Đại biểu Quốc Hội, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu:
 
Tọa[-]đàm[-]khoa[-]học[-]“Hoàn[-]thiện[-]khung[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp,[-]quý,[-]hiếm”
 
Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã có những chính sách và hành động được thế giới đánh giá cao trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và các giống loài động thực vật hoang dã, cụ thể như việc hoàn thiện khung pháp lý, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, thành lập các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã cũng như thực thi các cam kết về bảo vệ các loài động vật hoang dã quý, hiếm trong sách đỏ.
 
Từ năm 1994, nước ta đã ký kết và trở thành viên của Công ước CITES. Bộ luật Hình sự có hai tội danh liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã và bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước ta, quy định xử lý hình sự cả pháp nhân thương mại nếu phạm các tội này. Điều này chứng tỏ thái độ hết sức nghiêm khắc của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm.
 
Sau Tọa đàm, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử tiếp tục phối hợp cùng với tổ chức TRAFFIC ghi nhận, tổng hợp ý kiến phát biểu để đề xuất thêm trong các hoạt động liên quan, có thể lồng ghép trong các hoạt động bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
 
.Ông Ngô Tự Nam – Nguyên Phó Trưởng Ban Công tác Đại biểu QH:
 
Tọa[-]đàm[-]khoa[-]học[-]“Hoàn[-]thiện[-]khung[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp,[-]quý,[-]hiếm”
 
Ở Việt Nam có một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, bị săn bắt lớn. Vẫn có tình trạng giết mổ, nhà hàng bán động vật hoang dã (ĐVHD) làm các món ăn. Sở dĩ chưa thể giảm được cầu vì tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVHD đã trở thành thói quan tiêu dùng tại Việt Nam.
 
Hiện Việt Nam chưa quản lý tốt được việt săn bắt tùy tiện ĐVHD, nạn phá rừng đã dẫn đến tình trạng phá hủy nơi sinh sống của một số loài ĐVHD, có tình trạng một số ĐVHD đã trở nên hung hãn, quay lại tấn công con người. Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như còn nhiều hạn chế nhất định trong việc hoàn thiện thể chế.
 
Việt Nam đã có hàng loạt nghị định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn về ĐVHD… nhưng việc tuyên truyền triển khai đến người dân còn hạn chế. Với tình hình hiện nay của Việt Nam, tôi kiến nghị cần sớm có rà soát, tổng kết hoạt động thực tiễn, kiến nghị các cơ quan chính phủ, kiến nghị lên Quốc Hội sớm ban hành bộ Luật về ĐVHD.
 
.Ông Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Pháp luật QH:
 
Tọa[-]đàm[-]khoa[-]học[-]“Hoàn[-]thiện[-]khung[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp,[-]quý,[-]hiếm”
 
Nhìn tổng quan pháp luật về ĐVHD ở Việt Nam đã khá đủ. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiều địa phương còn nhiều vi phạm nghiêm trọng. Chính vì thế, cần rà soát toàn bộ các văn bản, quy định pháp luật về lĩnh vực ĐVHD, xem biện pháp, chế tài đã đủ mạnh chưa? Đặt biệt các biện pháp xử lý.  Tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát các cơ quan chức năng có thực hiện không? Tăng cường trách nhiệm các cơ quan chức năng. Thanh tra, kiểm tra, giám sát kỹ để phát hiện vi phạm pháp luật. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật phải xử lý ngay. Cần phải xem xét lại chức năng của các cơ quan thanh tra, điều tra, số lượng cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trong lĩnh vực này đủ mạnh chưa?
 
.Bà Mai Thị Phương Hoa, Đại biểu QH, Ủy viên thường trực UB Tư Pháp Quốc Hội:
 
Tọa[-]đàm[-]khoa[-]học[-]“Hoàn[-]thiện[-]khung[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp,[-]quý,[-]hiếm”
 
Tôi đã nêu chất vấn về ĐVHD tại kỳ họp Quốc Hội vừa qua. Cần nhận thức rằng con người bình đẳng với các loài động thực vật khác về chưa sẻ môi trường sống như không khí, nước, đất… Trong quá trình phát triển, nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với hành vi săn bắt, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển… đã có luật và chế tài nghiêm khắc. Gần đây có luật Hình sự bổ sung hành vi tàng trữ ĐVHD.
 
Tuy nhiên, hành vi sử dụng ĐVHD chưa có quy định về mặt pháp lý, chủ yếu tuyên truyền để giáo dục. Song song với việc nâng cao nhận thức cần nhiều việc phải làm. Hiện nay, trong ý thức của một số bộ phận người dẫn vẫn quan niệm một số bộ phận từ ĐVHD như mật gấu, vẩy tê tê, sừng tê giác… có tác dụng chữa bệnh, mang lại may mắn. Nuôi DDVHD như thú cưng (ví dụ như nuôi thằn lằn) và quan trọng còn có nhiều nhà hàng bán công khai ĐVHD cho người sử dụng (ví dụ như trên đường đến chùa Hương có rất nhiều nhà hàng bán ĐVHD), coi ĐVHD như thức ăn để tăng cường sức khỏe.
 
Rõ ràng đối với bộ phận người tiêu dùng này ta cần phải thay đổi nhận thức và hành vi thì mới giảm được cầu về ĐVHD. Cơ quan chức năng chưa thực sự mạnh mẽ, tỷ lệ xử lý thành công các vụ bắt giữ ĐVHD rất thấp (cả xử lý hình sự và hành chính mới đạt 49%). Nên nếu không xử lý mạnh thì việc tiêu thụ ĐVHD vẫn tiếp tục. Về Hiện nay chưa có quy định pháp luật xử lý hành vi sử dụng ĐVHD.
 
Trước mắt có thể xử lý hành chính. Đối với cửa hàng thuốc đông y, hoàn toàn có thể xử lý về tội tàng trữ, vì có tàng trữ thì mới có hàng để bán.  Khi tôi tiếp xúc cử tri, người dân phản ánh là chỉ có người nhiều tiền, công chức trong các cơ quan nhà nước mới có tiền tiêu dùng ĐVHD. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng  vi rút SARS-COV-2 được truyền từ ĐVHD như loài dơi và tê tê nên con người phải đấu tranh để loại bỏ việc sử dụng ĐVHD. Tôi tán thành việc bắt giữ thì phải tổ chức tiêu hủy ngay lập tức. Không nên có thái độ trung dung du di cho một bên thứ 3 nào đó vì nếu còn sử dụng thì như thế sẽ kích thích cầu. Tôi  mạnh dạn đề xuất áp dụng chế tài về bảo vệ ĐVHD và không chỉ bảo vệ ĐVHD quý hiếm mà còn bảo vệ cả các loài ĐVHD thông thường.
 
.Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Đại biểu Quốc  Hội, Ủy viên thường trực Ủy Ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu nhiên và nhi đồng của Quốc Hội:
 
 

Tọa[-]đàm[-]khoa[-]học[-]“Hoàn[-]thiện[-]khung[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp,[-]quý,[-]hiếm”

 
Theo tôi thì rất cần thiết để xử lý người nhận quà biếu từ ĐVHD vì đây là một việc rất có ý nghĩa khi chúng ta đang phải sống và chứng kiến đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, bão lũ miền Trung, những câu hỏi chất vấn trong kỳ họp Quốc Hội vừa qua về vấn đề thiên tai và biến đổi khí hậu. Tôi thấy thiên nhiên đang nổi dậy, chúng ta  phải trả giá cho việc đã xâm hại thiên nhiên. Hiện nay, cả quốc tế và Việt Nam đều đồng tình xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật. Vấn đề cần bàn ở đây là quan tâm chính trị của nhà nước Việt Nam là có, nhưng vận động sự thay đổi trong cộng đồng vẫn còn là một vấn đề khó, không thể thay đổi trong ngày một ngày hai.
 
Thực tiễn cho thấy nhu cầu về ĐVHD, buôn bán ĐVHD mang lại nguồn siêu lợi nhuận, như buôn bán ma túy. Nên lại càng rất khó. Về phía cầu, hiện nay người sử dụng đang dùng nhiều cách lý giải biện minh cho việc sử dụng như dùng làm thuốc, dùng cho mục đích sức khỏe, mục đích văn hóa và quà biếu. Mà quà biếu là tình nghĩa, rất khó phân định để xét tội. Nên chúng ta vẫn luẩn quẩn trong vòng phân định để luận tội. Hơn nữa, sự thiếu vắng của chế tài, chế tài của luật pháp Việt Nam. Chế tài thì có nhưng chung chung, vận dụng vào thực tế rất khó.
 
Vấn đề đặt ra là chế tài có nhưng việc sử dụng như thế nào thì lại rất khó. Chúng ta cũng có Luật phòng chống tham nhũng có hẳn điều 22 quy định về việc nhận quà tặng, Luật cán bộ công chức, viên chức cũng có quy định về vấn đề quà tặng. Câu hỏi đặt ra là nếu có chế tài thì áp dụng có khó không? Khó như thế nào? Câu trả lời là rất khó. Khó khăn thức nhất là về văn hóa quà tặng. Nghị định 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về việc nhận quà tặng, nhưng chỉ giải quyết vấn đề tặng quà. Nhưng là quà gì thì không nêu, vậy lấy đâu ra chế tài để xử phạt khi sử dụng ĐVHD. Trong Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức có quy định việc kê khai tài sản là nhà và đất..., không có quy định kê khai tài sản là ĐVHD. 
 
Cái khó thứ hai, đó là rào cản vô hình nhưng rất khó xử lý. Đó là quan niệm về văn hóa tặng quà, ranh giới mong manh. Rào cản liên quan đến thói quen của người Việt Nam. Ví dụ như tặng quà khi đi tham quan Tây Nguyên về. Tây Nguyên đang bán công khai quà tặng có nguồn gốc từ ĐVHD, và quà tặng ở Tây  Nguyên chính là sản phẩm thu hút khách du lịch.
 
Vậy chế tài rất khó. Việc này cần phải tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức từ đó thay đổi hành vi. Mà nhóm người sử dụng ĐVHD nguy cấp quý, hiếm không chỉ dân vận, mà còn phải quan vận nữa. Tức là nêu tấm gương của người đứng đầu  trong các cơ quan Bộ, Ban, Ngành. Ở Huế, Đà Nẵng, TP.HCM đã có quy định cán bộ không được nhận quà biếu từ ĐVHD, nhưng ai giám sát, đấy là khó khăn thứ ba. Đề xuất cần kê khai tài sản là ĐVHD và trách nhiệm nêu gương của Lãnh đạo trong cơ quan quản lý nhà nước.
 
.Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục Trưởng Cục Bảo Tồn và đa dạng sinh học, Bộ Tài Nguyên Môi Trường:
 
Tọa[-]đàm[-]khoa[-]học[-]“Hoàn[-]thiện[-]khung[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp,[-]quý,[-]hiếm”
 
Việt Nam mặc dù đã có nhiều văn bản quy định về ĐVHD nhưng vẫn thiếu vì có nhiều vấn đề mới phát sinh. Có nhiều nội dung đã có nhưng do tính chất phức tại nên chưa theo kịp tình hình thực tế. Vấn đề  của chúng  ta ở đây là thực thi pháp luật, cưỡng chế pháp luật đã có chế tài, các văn bản đã được bổ sung nhưng thực thi như thế nào thì chưa có một báo cáo nào giám sát việc áp dụng thực thi pháp luật. Cần công khai các vụ thực thi pháp luật về ĐVHD thì sức răn đe sẽ rất lớn. Cần áp dụng chế tài vào xử lý cán bộ công chức. Tuy nhiên, để thành công việc này cần phải được sự ủng hộ của các cấp, các Ngành và của toàn dân.
 
Cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi không sử dụng ĐVHD. Tuyên truyền để thay đổi quan niệm bảo tồn ĐVHD là nghĩa vụ mà chuyển thành vấn đề đạo đức, đạo đức với đa dạng sinh học. Nếu chuyển tải được thông điệp đó thì truyền thông sẽ là một công cụ hiệu quả bên cạnh các công cụ pháp lý trong công tác bảo tồn ĐVHD. Hiện nay, Bộ Tài Nguyên Môi Trường thành lập đối tác để bảo vệ ĐVHD nguy cấp, thay bằng các hoạt động riêng  lẻ thì kêu gọi các tổ chức sẵn sàng tham gia để xây dựng và phối hợp sẽ tạo ra tác động lớn.
 
.Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Tư Pháp của Quốc Hội:
 
Tọa[-]đàm[-]khoa[-]học[-]“Hoàn[-]thiện[-]khung[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp,[-]quý,[-]hiếm”
 
Ý thức của các cơ quan pháp luật địa phương tốt, nhưng luật chưa rõ ràng, các khái niệm chưa rõ, chưa đủ hướng dẫn gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật. Hiện nay, những người vi phạm về ĐVHD ở các địa phương phần lớn là những người lao động nghèo, đối tượng đi làm thuê. Trong trong pháp luật hình sự có quy định giảm nhẹ tội cho người làm thuê. Đó chưa phải là đối tượng là tăng nguồn cung về ĐVHD.
 
Mà đối tượng sử dụng ĐVHD là các cán bộ, đảng viên và người có tiền vì ĐVHD rất đắt đỏ. Tôi kiến nghị Đảng cần có chỉ thị cấm đảng viên sử dụng ĐVHD. Một rào cản trong việc thực thi pháp luật đó là bảo quản vật chứng vì muốn xử lý được hình sự thì cần phải có công tác giám định vật chứng. Mà hiện nay, chi phí bảo quản vật chứng rất đắt đỏ, các nơi bảo quản vật chứng đều không đủ kiều kiện bảo quản nên phần lớn các vật chứng này đều bị hỏng, hoặc ốm, chết nên đã làm hỏng vật chứng. 
 
Các Cơ quan, Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát sớm ban hành hướng dẫn chi tiết, nếu không sẽ rất khó thực hiện. Cần xây dựng danh sách giám định viên tư pháp tại chỗ để có thể nhận định sơ bộ ban đầu các loại hình tội phạm về ĐVHD. Ngân sách cho các công việc này còn thiếu nên không đảm bỏ bồi dưỡng cho người thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là các công việc gian khổ, nguy hiểm như truy bắt tội phạm hay bảo quản vật chứng… Tôi tán thành đề xuất các cơ quan cần nghiên cứu để đề xuất Quốc Hội ban hành Luật về ĐVHD.
 
.Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực UB Khoa học công nghệ và Môi Trường của Quốc Hội:
 
Tọa[-]đàm[-]khoa[-]học[-]“Hoàn[-]thiện[-]khung[-]pháp[-]luật[-]về[-]bảo[-]vệ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp,[-]quý,[-]hiếm”
 
Cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động như Tọa đàm ngày hôm nay ở các nơi, khắp các địa phương, hoạt động này thực sự rất hữu ích và hiệu quả trong việc cảnh báo, kêu gọi các cơ quan chức năng quan tâm hơn đến vấn đề ĐVHD trong bối cảnh nước ta và cả thế giới đang gánh chịu đại dịch khủng khiếp COVID-19. Cần tổ chức giám sát, thẩm tra các dự án luật.
 
Ngay từ đầu năm tôi đã kiến nghị Chính phủ có Luật riêng về ĐVHD. Tôi cũng đã nghiên cứu biên soạn ra một tập tài liệu gửi Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng hoan nghênh, giao cho các bộ liên quan nghiên cứu. Thực tế pháp luật Việt Nam thiên về công tác quản lý, khai thác mà chưa có quy định về việc sử dụng bền vững. Hiện trên thế giới đã có 56 nước có Luật riêng về ĐVHD trong đó có Trung Quốc. Việc có luật riêng về ĐVHD thể hiện là một đất nước nhân ái, yêu thương cả các loài con, làm cho tình yêu thương lan tỏa ra muôn loài. Luật riêng về ĐVHD cũng là công cụ giúp chúng ta giám sát một cách hiệu quả. 
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tọa đàm khoa học “Hoàn thiện khung pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI