»

Thứ năm, 09/05/2024, 18:29:16 PM (GMT+7)

Loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng trong thời hiện đại

(12:10:09 PM 11/09/2020)
(Tin Môi Trường) - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế thông báo tin đáng buồn: loài cá tay trơn đã chính thức tuyệt chủng. Đây là loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng trong thời hiện đại và có thể sẽ không phải là loài cuối cùng.

Loài[-]cá[-]biển[-]đầu[-]tiên[-]tuyệt[-]chủng[-]trong[-]thời[-]hiện[-]đại

Mẫu vật cá tay trơn duy nhất mà con người thu thập từ chuyến thám hiểm vào đầu những năm 1800 - Ảnh: Bộ sưu tập cá quốc gia Úc

 
Những con cá tay trơn (Sympterichthys unipennis) cuối cùng ở vùng biển phía đông nam Australia đã biến mất mãi mãi. Nguyên nhân được cho là do môi trường sống bị suy giảm, ô nhiễm và các hoạt động đánh bắt của con người.
 
Cá tay trơn sống ở tầng đáy biển, là một trong 14 loài cá sống ở vùng biển này sử dụng vây ngực để "đi bộ".
 
Điều đặc biệt ở 14 loài cá này là chúng không có bong bóng giúp kiểm soát lực nổi để bơi trong nước. Thay vào đó, vây trước bằng phẳng cho phép chúng sử dụng như bàn chân để đi bộ dưới đáy biển.
 
Bên cạnh đôi mắt ở trên đỉnh đầu, các loài cá vây tay cũng thường mọc một bộ phận trên đỉnh đầu để dụ con mồi đến gần.
 
Những loài này có kích thước và màu sắc rất đa dạng.
 
Cá tay trơn được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1800 trong một cuộc thám hiểm khoa học, nhưng vì sống ở tầng đáy, chúng khó sống sót trong điều kiện nuôi nhốt, chỉ có thể sống ngoài tự nhiên.
 
Đây là lần đầu tiên một loài cá biển biến mất khỏi hành tinh của chúng ta trong thời hiện đại.
 
Các nhà khoa học cảnh báo loài người nên đặc biệt chú ý đến sự tồn vong của các loài động vật biển hơn nữa, vì đây có thể không phải là loài cá vây tay nói riêng và động vật biển nói chung sẽ tuyệt chủng.
 
Khi cuộc sống càng hiện đại, công cụ đánh bắt cá càng phát triển thì việc khai thác nguồn lợi từ đại dương của con người càng khó kiểm soát.
 
Những ngành công nghiệp hóa đại dương từ đánh bắt, khai thác, thăm dò dầu khí, vận chuyển và phát triển cơ sở hạ tầng đều dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng cao đối với động vật hoang dã nơi đại dương.
 
Rất nhiều loài có thể sẽ tuyệt chủng trước khi loài người kịp nghiên cứu và hiểu về vai trò của chúng trong hệ sinh thái.
 
Đơn cử như cá tay trơn, tuy thống kê 14 loài nhưng đến nay con người mới chỉ tìm hiểu được 4 loài.
(Theo IUCN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng trong thời hiện đại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI