Chủ nhật, 19/05/2024, 05:41:59 AM (GMT+7)

Hơn 200.000 người dân An Giang có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt

(12:36:31 PM 12/04/2018)
(Tin Môi Trường) - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết, mùa khô hạn năm nay, An Giang có khoảng 215.000 người dân ở ba huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và Thoại Sơn có khả năng thiếu nước sinh hoạt từ tháng 3 đến hết tháng 4, do ảnh hưởng của xâm nhập mặn từ kênh Rạch Giá Long Xuyên và khô hạn.

Hơn[-]200.000[-]người[-]dân[-]An[-]Giang[-]có[-]nguy[-]cơ[-]thiếu[-]nước[-]sinh[-]hoạt[-]

Ảnh minh hoạ: IE

 

Theo đó, sẽ có khoảng 20.000 người ở các xã Bình Thành, Thoại Giang, thị trấn Óc Eo, Vọng Thê (huyện Thoại Sơn); Vĩnh Gia, Vĩnh Phước, Lương An Trà, Ô Lâm và Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) có khả năng thiếu nước sinh hoạt do nguồn nước lấy của nhà máy cấp nước bị nhiễm mặn từ kênh Rạch Giá Long Xuyên. Bên cạnh đó, 45.000 người ở hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn có khả năng thiếu nước do khô hạn và 150.000 người dân thuộc vùng cao và vùng đồng bằng của ba huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên có khả năng bị thiếu nước do nằm ở xa các trạm cấp nước. 
 
Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 74.064 ha đất sản xuất nông nghiệp có khả năng bị ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn. Trong đó, 57.000 ha là đất vùng cao và vùng nội đồng có khả năng thiếu nước cục bộ; 17.064 ha đất sản xuất thuộc các xã giáp ranh với tỉnh Kiên Giang như Bình Thành, Thoại Giang, thị trấn Óc Eo, Vọng Thê (huyện Thoại Sơn) và Vĩnh Gia, Vĩnh Phước, Lương An Trà, Ô Lâm và Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) có khả năng bị xâm nhập mặn từ kênh Rạch Giá Long Xuyên. 
 
Theo ông Thư, để chủ động ứng phó với tình hình trên, các ngành chức năng của An Giang đã triển khai 21 công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ hơn 65.000 dân ở những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của mặn, hạn với chiều dài 126km, tổng kinh phí khoảng 50 tỷ đồng. 
 
Đối với 150.000 dân thuộc khu vực vùng cao và vùng đồng bằng bị thiếu nước, tỉnh sẽ nâng cấp công suất và mở rộng tuyến ống, đấu nối, điều tiết nước từ các trạm lân cận cấp tiếp cho các trạm cấp nước có nguồn nước bị thiếu. 
 
Cùng với đó, ngành chức năng đã thông báo cho địa phương và người dân trong khu vực dễ bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, thường xuyên theo dõi thông tin, kiểm tra nguồn nước trước khi lấy nước tưới. Đồng thời, hướng dẫn bà con cách bơm lấy nước tưới khi có ảnh hưởng của xâm nhập mặn và rửa mặn. 
 
Bên cạnh đó, tỉnh tiến hành nạo vét 189 tuyến kênh mương nội đồng, 5 hồ chứa nước trên địa bàn huyện Tịnh Biên; đối với vùng thiếu nước cục bộ sẽ tổ chức bơm cấp 2; chuẩn bị phương án thiết kế đắp đập tạm và đăng ký với các cửa hàng tại địa phương (nơi gần nhất) chuẩn bị vật tư, trang thiết bị… sẵn sàng đắp đập tạm khi có mặn xâm nhập; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.
Công Mạo -TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hơn 200.000 người dân An Giang có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Giải cứu cây xanh

Giải cứu cây xanh

(Tin Môi Trường) - Những ngày này, đi trên đường tôi bỗng thấy yêu những con đường có nhiều cây xanh, rợp bóng mát.

Tin Môi Trường
 Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?

Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?

(Tin Môi Trường) - Thông tin Luật đất đai năm 2024 sẽ có hiệu lực ngày 01/7/2024 thay vì ngày 01/01/2025 khiến nhiều người thắc mắc nếu đã nộp hồ sơ cấp sổ đỏ trước ngày này thì sẽ áp dụng luật nào để giải quyết

VACNE 30 năm
 Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó"

Hỗi thảo "Nghề bảo vệ môi trường - Có nên theo và gắn bó"

(Tin Môi Trường) - Bạn có bao giờ tự hỏi liệu sự nghiệp bảo vệ môi trường có đáng để bạn theo đuổi và gắn bó suốt đời? Tham gia ngay hội thảo đặc biệt với diễn giả PHẠM VĂN SƠN - Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu, để cùng khám phá:

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI