»

Thứ năm, 02/05/2024, 16:58:24 PM (GMT+7)

Phương pháp mới giúp biến rác nhựa thành xăng

(15:36:46 PM 27/04/2021)
(Tin Môi Trường) - Nhóm nghiên cứu tại Đại học Delaware sử dụng chất xúc tác đặc biệt và nung nóng nhựa ở mức 225 độ C để thu được xăng chạy cho xe con.
 

Phương[-]pháp[-]mới[-]giúp[-]biến[-]rác[-]nhựa[-]thành[-]xăng

Phương pháp xử lý mới giúp giảm lượng nhựa dùng một lần bị vứt ra bãi rác. Ảnh: Ivan Radic.
 
Dionisios Vlachos, kỹ sư hóa học tại Đại học Delaware, đồng tác giả nghiên cứu cho biết, phương pháp này có thể chuyển đổi 85% vật liệu ban đầu thành dầu hữu ích. Vlachos ước lượng khoảng 300 chai nước loại nửa lít có thể tạo ra khoảng 3,8 lít xăng, hai xe tải chai nhựa có thể tạo ra lượng xăng đủ đổ đầy bình cho xe con. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Science Advances.
 
Phương pháp mới hiệu quả nhất với loại nhựa mang tên polyolefin, dùng để tạo ra những sản phẩm thường không tái chế được như túi nylon. Nguyên lý cơ bản là nung nóng nhựa để phá vỡ các liên kết hóa học và phân giải chúng thành các thành phần cấu tạo. Điểm độc đáo trong nghiên cứu mới là nhóm nhà khoa học tìm ra cách thực hiện điều này với nhiệt độ thấp hơn nhiều, khiến quy trình trở nên hiệu quả về năng lượng và tiết kiệm hơn.
 
"Đây là công nghệ đầu tiên có thể xử lý những loại nhựa khó nhất và tái chế thành thứ thực sự hữu ích. Đây là cách tốt nhất để tái chế các loại nhựa và bao gói dùng một lần như polyethylene và polypropylene", Dionisios Vlachos, cho biết.
 
Việc dùng nhiệt phân giải nhựa được gọi là pyrolysis (nhiệt phân). Đa số các nghiên cứu trước đây áp dụng quy trình đòi hỏi mức nhiệt từ 400 - 800 độ C, theo Vlachos. Tuy nhiên, ông cùng đồng nghiệp chỉ cần 225 độ C và sẽ thu được loại nhiên liệu gần như sẵn sàng để sử dụng cho xe con, xe tải, máy bay và dầu bôi trơn.
 
Phương pháp mới cũng có chất xúc tác đặc biệt. Đây là hỗn hợp của zeolite (khoáng chất cấu tạo chủ yếu từ nhôm và silicon) và oxit kim loại gồm bạch kim và wolfram. "Nếu dùng riêng thì hai chất xúc tác này không hiệu quả. Khi kết hợp, chúng tạo nên điều thần kỳ, làm nóng chảy và không để lại chút nhựa nào", Vlachos nói. Tuy nhiên, Vlachos cũng cho biết, họ cần nghiên cứu thêm nhiều trước khi áp dụng phương pháp mới ở quy mô công nghiệp.
Thu Thảo (Theo Smithsonian)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phương pháp mới giúp biến rác nhựa thành xăng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI