»

Thứ năm, 02/05/2024, 06:35:39 AM (GMT+7)

Mầm xanh đầu tiên trên mặt trăng chết yểu

(18:50:54 PM 17/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Hạt giống bông vải mới nảy mầm trên mặt trăng cách đây vài hôm - được trồng trong sứ mệnh mặt trăng của Trung Quốc - đã chết do nhiệt độ xuống quá thấp.

Cây phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời trên bề mặt mặt trăng nên khi màn đêm buông xuống "vùng tối của mặt trăng" và nhiệt độ xuống đến mức -170 độ C, cây bông vải đã chết yểu.

 

Mầm[-]xanh[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]mặt[-]trăng[-]chết[-]yểu 

Cây bông vải trên mặt trăng đã chết yểu do nhiệt độ xuống quá thấp vào ban đêm. Ảnh: SHUTTERSTOCK
 
Trước đó, sự xuất hiện của một chiếc lá xanh đã được xem là gợi ý về một tương lai khi các phi hành gia sẽ tự trồng thức ăn trong không gian, đồng thời thiết lập nơi ăn chốn ở tại các tiền đồn trên mặt trăng hoặc các hành tinh khác.
 
Giáo sư Xie Gengxin, Trường ĐH Trùng Khánh (Trung Quốc), chuyên gia chủ trì việc thiết kế cuộc thí nghiệm trên, thừa nhận đời sống ngắn ngủi của cây thí nghiệm đã được lường trước. "Sinh vật trong thùng chứa không sống sót nổi vào ban đêm trên mặt trăng" - ông cho biết.
 
Trong khi đó, theo Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, các cây trồng và hạt giống sẽ dần dần phân hủy trong chiếc hộp hoàn toàn đóng kín và sẽ không ảnh hưởng đến môi trường mặt trăng.
 
Mặc dù trước đó các phi hành gia đã từng trồng cây trên Trạm Không gian quốc tế (ISS), đây là lần đầu tiên có hạt giống nảy mầm trên mặt trăng. "Trước đây chúng tôi không có kinh nghiệm về vấn đề này. Chúng tôi không thể mô phỏng trên trái đất môi trường mặt trăng, như vi trọng lực hay bức xạ vũ trụ" - ông Xie nhấn mạnh.
 
Mầm[-]xanh[-]đầu[-]tiên[-]trên[-]mặt[-]trăng[-]chết[-]yểu
Hạt bông vải nảy mầm đã chết. Ảnh: Trường ĐH Trùng Khánh
 
Cuộc thí nghiệm còn bao gồm hạt khoai tây, nấm men và cải xoong, một loại cây nhỏ có ra hoa thuộc họ mù tạt, nhưng không một hạt nào trong số đó có dấu hiệu đã nảy mầm. Trứng ruồi giấm cũng được đặt trong hộp.
 
Người ta hy vọng rằng một hệ sinh thái vi mô sẽ hình thành, trong đó các cây trồng sẽ cung cấp oxy cho ruồi giấm, chúng sẽ ăn men và tạo ra carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp.
 
Cơ quan vũ trụ Trung Quốc không xác nhận liệu trứng ruồi giấm có nở hay không. "Ruồi giấm là loài động vật tương đối lười biếng. Chúng có thể không ra ngoài. Tuy nhiên, nếu như chúng không nở, có lẽ chúng đã bỏ lỡ mất cơ hội" - ông Xie nói với trang web tin tức Trung Quốc Inkstone hôm 15-1.
(Theo Guardian, NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mầm xanh đầu tiên trên mặt trăng chết yểu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI