»

Thứ sáu, 17/05/2024, 07:09:06 AM (GMT+7)

Viglacera chú trọng phát triển kính tiết kiệm năng lượng

(17:43:37 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trong hai ngày 11-12/8, tại trụ sở Tổng Công ty Viglacera, diễn ra buổi làm việc giữa lãnh đạo Tổng Công ty, đại diện các Phòng, Ban Nghiên cứu phát triển, Pháp chế và đối ngoại…, với chuyên gia của Tập đoàn NSG (Nhật Bản) về thúc đẩy sản xuất kính tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.

 

 

Tham gia buổi làm việc còn có đại diện các Vụ Vật liệu Xây dựng, Khoa học - Công nghệ (Bộ Xây dựng), Văn phòng Tiết kiệm Năng lượng Quốc gia (Bộ Công thương), đại diện các trường Đại học Kiến trúc, Xây dựng…

 

Tại buổi làm việc, các bên đã trao đổi những vấn đề liên quan đến công nghệ sản xuất kính tiết kiệm năng lượng, các tiêu chuẩn về kính tiết kiệm năng lượng và khả năng ứng dụng sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết ở Việt Nam.

 

Ông Daniel Plotnick - đại diện NSG - cho biết, kính tiết kiệm năng lượng hiện đang được sử dụng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở các nước châu Âu, quy chuẩn về việc sử dụng kính tiết kiệm năng lượng được ban hành với nhiều yêu cầu chặt chẽ. Điều này đảm bảo góp phần tiết kiệm năng lượng, hướng các công trình tới mục tiêu “Xanh”, vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.

 

Ông Trần Quốc Thái – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Nghiên cứu phát triển của Viglacera - nhấn mạnh: “Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường là mục tiêu mà Viglacera đang hướng tới. Điều này đã được khẳng định rõ trong chiến lược sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, tuy nhiên, việc ứng dụng rộng rãi các loại sản phẩm này rất cần các chính sách khuyến khích từ phía Nhà nước và các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan”.

 

Tại buổi làm việc, đại diện NSG đã đi sâu giới thiệu về công nghệ sản xuất kính Low-E, là loại kính đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhờ những đặc tính vượt trội, có khả năng làm chậm sự phát tán nhiệt và ngăn ngừa sức nóng của ánh sáng mặt trời, nên đặc biệt phù hợp với các công trình xây dựng tại khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam trong việc chống nóng vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông.

 

 

Kính Low-E được xem như một giải pháp tối ưu cho việc giữ nhiệt độ trong phòng luôn ổn định theo ý muốn mà không cần mất quá nhiều chi phí…

 

Hiện nay, Tổng công ty đang khẩn trương lập dự án đầu tư sản xuất loại sản phẩm này.

Theo Viglacera
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Viglacera chú trọng phát triển kính tiết kiệm năng lượng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI