»

Thứ sáu, 17/05/2024, 05:26:35 AM (GMT+7)

Chuyện tầm phào về thuỷ tinh

(17:43:45 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Thủy tinh được cho là ra đời cách đây chừng 2000 năm trước Công nguyên ở Ai Cập và Mesopotamia. Trong dân gian, thủy tinh đôi khi còn được gọi là kính hay kiếng.

 

Kính tấm tạo cho ta có cảm giác như đang ở thiên nhiên

 

Từ sự ra đời của thủy tinh

 

Thủy tinh đầu tiên là loại khoáng chất ốpxiđian, được tạo ra một cách tự nhiên trong những vụ nổ núi lửa. Những nền văn hoá cổ xưa đã làm ra những đồ vật bằng thuỷ tinh với phương pháp đúc thô sơ. Những người thợ thuỷ tinh đầu tiên tạo hình cho thuỷ tinh bằng cách đắp thuỷ tinh lỏng xung quanh một cái lõi bằng cát hay đất sét, sau đó dỡ bỏ nguyên liệu làm lõi. Cuối cùng thuỷ tinh nguội được cắt bẻ và mài bóng.

 

Cuộc cách mạng đầu tiên, khoảng 300 năm trước Công nguyên, những người thợ thủy tinh Siri phát minh ra chiếc ống thổi, giúp tạo ra vô số sản phẩm khác nhau về hình dáng và độ dày.

 

Sang thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, người Roma (Italia) đã làm một cuộc cách mạng chế tạo thuỷ tinh khi sử dụng các phương pháp như thổi thuỷ tinh, thổi vào khuôn và ép bằng khuôn để tạo ra các sản phẩm thuỷ tinh có hình dạng khác nhau dùng trong trang trí.

 

Ngành sản xuất kính hoàn toàn thay đổi khi Alastair Pilkington phát minh ra công nghệ kính nổi hiện đại vào những năm 1960, giảm sự khác biệt so với tấm kính đã qua đánh bóng. Theo đó thủy tinh lỏng theo một dòng hẹp chảy liên tục được rót vào một bể nông chứa kim loại nóng chảy, thông thường là thiếc. Thủy tinh lỏng lan ra trên bề mặt kim loại nóng chảy và tạo ra băng kính chất lượng cao với độ dày ổn định và được làm bóng bằng nhiệt.

 

Công nghệ của Pilkington là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử của ngành công nghệ kính. Ngày nay hơn 90% sản lượng kính tấm của thế giới được sản xuất theo công nghệ của Alastair Pilkington.

 

Đến lợi ích khi sử dụng kính trong xây dựng

 

Từ những cửa sổ kính màu của các nhà thờ thời Trung Cổ cho đến những tấm gương nổi tiếng ở Venecia thời Phục Hưng, kính tấm không những che chở chúng ta trước môi trường mà còn phản chiếu được vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo cho con người sự tiện nghi quanh năm, giảm chi phí về năng lượng, nâng cao tính an toàn và thay thế những bức tường với gạch và vữa bằng một bức tranh toàn cảnh của ánh sáng và vẻ đẹp tự nhiên.

 

Vật liệu kính truyền thống ra đời và được sử dụng trong thiết kế xây dựng khoảng thế kỷ 16 trên thế giới với những ưu điểm chiếu sáng tự nhiên tốt, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc, tạo không gian mở lớn, tải trọng nhẹ hơn vật liệu gạch đá.

 

Từ cuối thế kỷ 19, kính được sử dụng trong thiết kế kiến trúc như là yếu tố đột phá và được đánh giá góp phần tạo nên những phương án kiến trúc hiện đại trên thế giới.

 

Ngày nay, việc sử dụng kính trong kiến trúc giúp thời gian thi công nhanh, tiết kiệm năng lượng, đón nguồn năng lượng tự nhiên, giảm tải trọng cho công trình, ngăn bụi, ngăn che gió, cách âm cách nhiệt, giữ nhiệt bên trong ngăn không cho nhiệt độ bên ngoài tác động vào công trình, dễ làm sạch bề mặt, không làm ô nhiễm môi trường.

 

Phạm Mạnh (theo Glass Journal vaf báo chí nướ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chuyện tầm phào về thuỷ tinh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI