Thông tin môi trường
Thứ ba, 05/12/2023, 12:31:45 PM (GMT+7)
Phối hợp thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030
(18:32:12 PM 18/07/2022)(Tin Môi Trường) - Ngày 14/07/2022 tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn sinh vật Biển và Phát triển cộng đồng (MCD) phối hợp với Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo (VISI), Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam (VASI) và các đối tác tổ chức “Hội thảo tăng cường kết nối thông tin và khoa học kỹ thuật về quản lý rác thải nhựa, hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030”.
>> Đối thoại tìm giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa ở vịnh Nha Trang >> Hình ảnh Đại hội lần thứ VIII và Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam >> Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim >> Tổ chức thành công Đại hội VIII và Lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam >> Tổng kết Chương trình Vì môi trường xanh quốc gia 2023
Hội thảo nhằm mục đích tạo diễn đàn tăng cường kết nối, hợp tác, cập nhật thông tin để cùng tham gia và phối hợp thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 (KHHĐ), thể hiện qua công tác nghiên cứu khoa học, đề xuất giải pháp và thực hiện mô hình can thiệp trong tăng cường hiệu quả quản lý chất thải rắn, giảm rác thải nhựa từ đất liền ra biển và các nguồn rác thải trên biển. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ thực hiện các sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức Bảo tồn đại dương (OC) tài trợ và cố vấn kỹ thuật.
Hội thảo được tổ chức với sự tham gia của gần 100 đại biểu, bằng cả hai hình thức, trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến qua nền tảng Zoom. Các đại biểu đại diện ở các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường một số tỉnh ven biển; các đại biểu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học đến dự và phát biểu tham luận.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Lê Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo cho biết, hội thảo nhằm tạo diễn đàn tăng cường kết nối, hợp tác, cập nhật thông tin để cùng tham gia và phối hợp thực hiện KHHĐ, thể hiện qua công tác nghiên cứu khoa học, đề xuất giải pháp và thực hiện mô hình can thiệp trong tăng cường hiệu quả quản lý rác thải rắn, giảm rác thải nhựa từ đất liền ra biển và các nguồn rác thải trên biển.
Cũng theo TS. Nguyễn Lê Tuấn, hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh biển và đại dương đang phải đối mặt với thách thức môi trường mới nổi như rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường và các hệ sinh thái biển, gây tử vong nhiều loại động vật biển, tác động xấu tới chuỗi thức ăn của các loài hải sản và có thể gây tổn thương đến sức khỏe con người. Tại hội thảo này, TS. Nguyễn Lê Tuấn kêu gọi các nhà quản lý, tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng cùng nhau nắm bắt thông tin, lan tỏa kiến thức về các chính sách, quy định pháp lý, chương trình về quản lý rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam để góp phần thực hiện KHHĐ; đồng thời đưa ra các phương pháp đánh giá RTN ven biển, ven sông và từ sông ra biển của quốc tế và Việt Nam; rút ra kinh nghiệm triển khai KHHĐ quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương tại địa phương và thách thức.
Đại diện Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), Bà Hồ Thị Yến Thu - Phó Giám đốc thường trực cho biết: “Trong thời gian qua, Trung tâm MCD đã cùng một số cơ quan, đơn vị tham gia như VISI, VASI trong quá trình xây dựng và tham vấn hoàn thiện KHHĐ. Hiện nay KHHĐ đang được thực hiện và có sự hỗ trợ của nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Trung tâm MCD cùng các đối tác quốc tế trong đó có Tổ chức Bảo tồn đại dương (OC) vẫn tiếp tục đồng hành với VASI trong quá trình này và luôn là một tổ chức phi chính phủ có trách nhiệm.
Theo khảo sát MCD, có 120 dự án sáng kiến đã diễn ra tại khắp các vùng biển ở nước ta và có trên 70% là các dự án, sáng kiến được quốc tế tài trợ tại các tỉnh thành ven biển như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa,... nhiều thông tin dữ liệu, chính sách, quy định, mô hình, kinh nghiệm, bài học đã được đưa ra,… đây là cơ hội lớn để chung tay hành động, MCD và VISI là nhân tố tiên phong. MCD tiếp tục đồng hành cùng với VISI, VASI và các đối tác để tăng cường công tác quản lý, hành động. Đây là một hoạt động trong dự án sáng kiến, dự án có nguồn tài trợ của OC đang hoạt động trên toàn cầu, hằng năm có hàng trăm quốc gia hưởng ứng. Thông qua tổ chức này, các chuyên gia của Việt Nam đã được học hỏi và tiếp nhận nhiều kinh nghiệm để vận dụng và thực tiễn tại các địa phương và cùng huy động sức mạnh tổng hợp theo mô hình tổ hợp “nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng nhân dân”.
Một thông điệp mới từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng được chia sẻ tại Hội thảo, đó là Quy định về trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR) của Luật BVMT hướng tới kinh tế tuần hoàn, tái chế chất thải. Ông Nguyễn Thi đã nhấn mạnh đến EPR trong quản lý rác thải đại dương, theo đó EPR là tiếp cận chính sách môi trường, theo đó trách nhiệm của nhà sản xuất một loại sản phẩm được mở rộng tới giai đoạn thải bỏ trong vòng đời sản phẩm đó. Đây là một công cụ kinh tế và được xem là một cách tiếp cận mới nhằm tác động thay đổi thói quen sản xuất (thiết kế sản phẩm, sử dụng nguyên liệu …) sang sản xuất xanh, sạch, thân thiện với môi trường, giảm thiểu chất thải. Đồng thời là giải pháp tài chính xử lý vấn đề quản lý chất thải, tăng cường tái chế, giúp Chính phủ đạt được mục tiêu về môi trường mà không cần tăng thuế hay phí môi trường. Và giảm rác thải đại dương, cần xây dựng nền tảng cơ chế rõ ràng về trách nhiệm. Để thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững thì EPR là một trong những công cụ có mối quan hệ mật thiết và cũng là một động lực để thúc đẩy và duy trì nền kinh tế tuần hoàn.
Chia sẻ phương pháp đánh giá rác thải áp dụng quy trình đánh giá theo vòng tuần hoàn (CAP), nhóm nghiên cứu TS. Jenna Jambeck- Đại học Georgia mong muốn: Thực hiện quy trình tuần hoàn sẽ giải quyết được vấn nạn ô nhiễm, tuy nhiên phải có những đánh giá, dữ liệu cụ thể từ địa phương, hiểu về vòng đời của từng nhóm loại rác. Thu thập thông tin qua phỏng vấn định tính, định lượng, tìm hiểu thông tin sản phẩm, thiết kế, hình thức, bao bì đóng gói, mua dùng một lần hay nhiều lần từ đó đưa ra các phương pháp. Ở những khu vực thành thị, nông thôn, bờ biển thu gom rác thế nào để có xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin, cung cấp cho cộng đồng và cộng đồng đưa ra những quyết định đúng đắn. Hiện đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện rất tốt quy trình này, hy vọng Việt Nam sẽ bắt tay vào thực hiện EPR một cách hiệu quả.
Đại diện Tổ chức Bảo tồn Đại dương - đối tác tài trợ và cố vấn chuyên môn của dự án, bà Trần Thị Huỳnh Viên, Quản lý chương trình Việt Nam, đã chia sẻ: “Tổ chức Bảo tồn Đại dương rất vui mừng vì đã hợp tác với MCD và qua đó góp phần hỗ trợ VISI và Việt Nam xây dựng và thực hiện KHHĐ. Chúng tôi hy vọng rằng các hoạt động của dự án sẽ hỗ trợ giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam và khu vực, đồng thời đóng góp thiết thực cho giải quyết ô nhiễm nhựa trên toàn cầu.”
Trong khuôn khổ hội thảo, các phương pháp đánh giá rác thải nhựa ven biển và ven song tại Việt Nam và quốc tế; các sáng kiến, mô hình thực hành tốt trong quản lý rác thải nhựa đại dương, trong đó nhấn mạnh đến thúc đẩy tiếp cận kinh tế tuần hoàn đối với mô hình rác thải nhựa theo mô hình đối tác công –tư; kế hoạch hành động giảm tiêu thụ túi nilon sử dụng một lần tại các nhà bán lẻ,
Hội thảo diễn ra trong 1 ngày, các nhà quản lý trung ương, địa phương có biển, chuyên gia tổ chức quốc tế tham gia và hội thảo được đánh giá cao về một ý tưởng đồng thực hiện, trách nhiệm, hiệu quả bền vững và tính lan tỏa cộng đồng. Thông qua hội thảo các địa phương, các tổ chức ngoài nhà nước và doanh nghiệp được trao đổi thông tin khoa học, tăng cường kết nối và hợp tác để cùng phối hợp thực hiện những sáng kiến mới, thúc đẩy thực hiện hiệu quả KHHĐ.
Diệp Anh
Gửi ý kiến bạn đọc về: Phối hợp thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
“Giải pháp Công nghệ xanh giảm phát thải bảo vệ môi trường”
-
Hợp tác nhằm xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng
-
Giới thiệu Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam II tại VQG Bạch Mã
-
Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu
-
Diễn đàn kinh tế nông lâm nghiệp thuận thiên tại vùng Trung Trường Sơn
-
Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm từ các Dự án thí điểm triển khai cùng với các nữ lao động phi chính thức tại Việt Nam
-
Hội thảo lấy ý kiến tháo gỡ nút thắt trong xử lý các vụ vi phạm quy định bảo vệ ĐVHD khu vực Tây Nguyên
-
Đối tác hành động quốc gia đẩy lùi ô nhiễm nhựa tại Việt Nam
-
Hội thảo tổng kết "Khuyến nghị sửa đổi Lộ trình phát triển Lưới điện thông minh tại Việt Nam"
Bài viết mới:
- Giải “Chạy vì Rùa” đầu tiên tại Việt Nam (04/12/2023)
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước (04/12/2023)
- Kết thúc và trao giảo cuộc thi “Nơi SOS đã qua, người SOS đã gặp. Nơi ấn tượng, tình người khó phai” (04/12/2023)
- Gian Hàng Xanh HANE: Tiếp cận khách hàng và tìm kiếm đối tác tại Triển lãm Quốc tế Growtech Vietnam 2023 (04/12/2023)
- Hình ảnh Đại hội lần thứ VIII và Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (03/12/2023)
- Cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng (03/12/2023)
- Bảo vệ và phát huy đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững (03/12/2023)
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (03/12/2023)
- Việt Nam cam kết mạnh mẽ và tích cực triển khai các hành động khí hậu (29/11/2023)
- Đấu tranh, ngăn chặn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản (29/11/2023)

Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
(Tin Môi Trường) - 8 người chết đuối, 58.000 ngôi nhà bị ngập, nhiều công trình và hạ tầng hư hỏng nghiêm trọng, thiệt hại sơ bộ hơn 370 tỉ đồng là những hậu quả ban đầu của trận lũ lớn hôm 30-11 tại Phú Yên.

Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
(Tin Môi Trường) - Vợ chồng tôi thuê nhà và làm công nhân ở thành phố, tôi thấy có chính sách mua nhà ở xã hội giá rẻ, vậy xin luật sư cho tôi biết làm thế nào để tôi được mua?

Chỉ trong vòng một năm, tỉnh Quảng Nam giảm gần 2.900 ha rừng tự nhiên
(Tin Môi Trường) - Theo kết quả cập nhật diễn biến rừng năm 2021, tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hơn 463.356ha, giảm gần 2.900ha so với năm 2020.
.jpg)