Thứ ba, 14/05/2024, 01:28:01 AM (GMT+7)

Diễn đàn kinh tế nông lâm nghiệp thuận thiên tại vùng Trung Trường Sơn

(12:42:30 PM 23/04/2022)
(Tin Môi Trường) - Khắp nơi trên thế giới, con người và thiên nhiên đã và đang cảm nhận rõ những tác động tiêu cực của việc mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, bởi sinh kế của họ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Việc thay đổi sử dụng đất, mất rừng, nông nghiệp thâm canh là những nguyên nhân chính khiến hệ thống khí hậu sụp đổ và hệ sinh thái suy thoái nghiêm trọng.
Diễn[-]đàn[-]kinh[-]tế[-]nông[-]lâm[-]nghiệp[-]thuận[-]thiên[-]tại[-]vùng[-]Trung[-]Trường[-]Sơn[-]
 
Liên Hợp Quốc đã đề ra Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) nhằm giải quyết các thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt. SDGs cũng đề ra một lộ trình rõ ràng để xây dựng được một tương lai bền vững vào năm 2030. Thế nhưng, hàng năm chúng ta thiếu khoảng 2.5 nghìn tỷ đô la Mỹ để thực hiện hoá điều này. Mới chỉ có 52 tỷ đầu tư vào bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái trong khi đó việc này đòi hỏi ngân sách là 300-400 tỷ đô la Mỹ.
 
Nếu chỉ có nỗ lực của Chính phủ và các tổ chức phát triển thì sẽ không thể thu hẹp khoảng cách tài chính này. Nhưng các ước tính cho thấy, thông qua các mô hình kinh doanh tích cực, các doanh nghiệp tư nhân có thể đáp ứng một nửa nhu cầu tài chính để đạt được SDGs. 
 
Chính vì vậy, WWF và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đang thúc đẩy phát triển các dự án thuận thiên tại nhiều vùng  cảnh quan quan trọng trên thế giới cùng với các đối tác thông qua các chương trình hợp tác như Quỹ Phục hồi Vùng Cảnh quan (LRF), Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD), Chương trình Hành động nhiều hơn vì Khí hậu (MoMo4C).
 
Các giải pháp Thuận thiên 
Các giải pháp thuận thiên là những dự án vừa có khả năng sinh lời về mặt tài chính vừa góp phần hỗ trợ các vùng cảnh quan và các nền kinh tế phát triển bền vững và có khả năng phục hồi tốt. Các dự án tạo ra lợi nhuận này sẽ giúp giảm áp lực lên các hệ sinh thái, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình mở rộng và nhân rộng quy mô những tác động tích cực lên tới thiên nhiên và con người. 
 
Trung Trường Sơn là một điểm nóng về đa dạng sinh học không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới với 134 loài thú và hơn 500 loài chim. Đây cũng là nơi có nhiều cộng đồng sống phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Vì lý do đó, Trung Trường Sơn được lựa chọn là một trong hai sinh cảnh (cùng với đồng bằng sông Cửu Long) của DFCD và là cảnh quan duy nhất của LRF được đầu tư. 
 
Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan - DFCD
 
Chính phủ Hà Lan đã dành ngân sách 160 triệu Euro thông qua Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD) nhằm tăng khả năng phục hồi của các cộng đồng và hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Ngân hàng Phát triển Hà Lan (FMO), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và WWF-Hà Lan, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Hà Lan, đã vinh dự được lựa chọn là các đối tác quản lý Quỹ này. 
 
DFCD đặt mục tiêu thu hút và huy động nguồn vốn tư nhân cho các dự án quy mô lớn được thiết kế tốt và tạo được tác động lớn trong việc hỗ trợ thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. 
 
Sau 2 năm triển khai, hiện DFCD tại Trung Trường Sơn đã xác định được một số dự án tiềm năng, hỗ trợ các công ty xây dựng hồ sơ, hoàn thành các yêu cầu kỹ thuật của Quỹ (nâng cao năng lực, hoàn thiện bộ máy, đánh giá tính sự khả thi dự án, v.v.). 
 
Quỹ Phục hồi Vùng Cảnh quan
 
Cùng chung mục tiêu với DFCD, hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương bởi các rủi ro khí hậu, Quỹ Phục hồi Vùng Cảnh quan (LRF) cũng tìm kiếm và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dự án thuận thiên nhằm tạo ra những tác động tích cực về sinh kế, bình đẳng giới, bảo tồn đa dạng sinh học và khả năng hấp thụ các-bon. 
 
Quỹ Phục hồi Vùng Cảnh quan được sáng lập bởi Tổ chức South Pole và WWF, với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu và CHANEL - nhà đầu tư chính. Quỹ được thực hiện trong 5.5 năm (từ tháng 7/ 2021 trở đi), và với kết quả khả quan ban đầu của DFCD, Quỹ đã chọn Trung Trường Sơn là vùng cảnh quan đầu tiên trên thế giới để triển khai các hoạt động. 
 
Nếu như DFCD hướng tới các dự án có quy mô đầu tư lớn, với số vốn vay tối thiểu là 7 triệu Euro và vốn đối ứng doanh nghiệp khoảng 3 triệu Euro thì LRF lại mang cơ hội cho các dự án quy mô nhỏ với số vốn vay từ 500.000 đến 2 triệu đô la Mỹ. Với quy mô này, LRF giúp đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa các quy mô doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Ngày 20-21 tháng 4 năm 2022, WWF và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã đồng tổ chức một diễn đàn nhằm chia sẻ kinh nghiệm về tiến trình xác định và phát triển các dự án thuận thiên trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại vùng cảnh quan Trung Trường Sơn. Đây là diễn đàn lần thứ 3 chia sẻ vấn đề này tại Việt Nam khi các giải pháp thuận thiên vẫn còn khá mới. Trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án thuận thiên, WWF đã luôn nhận được sự hợp tác chặt chẽ từ phía Bộ NN&PTNT và hy vọng sẽ tiếp tục có cơ hội đồng hành cùng với Bộ trong tương lai.  Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại diễn đàn: “Chúng tôi đã có định hướng nhân rộng các mô hình thuận thiên này không chỉ ở vùng Trung Trường Sơn mà còn trên toàn quốc. Bộ Nông nghiệp sẽ có những hỗ trợ về mặt chính sách để thúc đẩy các mô hình kinh doanh thuận thiên hiệu quả”.
 
Diễn đàn có sự tham gia của hơn 100 đại biểu trong và ngoài nước, đại diện của các cơ quan ban ngành cấp Trung ương và địa phương, các tổ chức phi chính phủ, trung tâm nghiên cứu & tư vấn, trường đại học, các công ty, tổ chức, cộng đồng, tổ chức tài chính, nhà tài trợ và báo giới. 
 
Các dự án tiềm năng đã và đang trong quá trình xét duyệt vay vốn
 
1. Mô hình dự án sản xuất giống công nghệ cao, phát triển rừng gỗ lớn và chế biến gỗ có chứng chỉ. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Lâm nghiệp Quảng Nam (QNAFOR);
 
2. Mô hình Liên kết mở rộng vùng nguyên liệu để phát triển chuỗi giá trị mây bền vững kết hợp sản xuất điện mặt trời áp mái. Công ty chế biến Mây Lục Đông;
 
3. Mô hình phát triển chuỗi giá trị sâm Ngọc Linh theo hướng bền vững. Công ty TNHH Sâm Sâm;
 
4. Mô hình Liên kết sản xuất cà phê Arabica nông-lâm kết hợp giữa Công ty TNHH Hoi An Roastery (HAR) và nông dân tại tỉnh Quảng Trị.
Nguyễn Thị Phương Ngân (WWF-Việt Nam)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Diễn đàn kinh tế nông lâm nghiệp thuận thiên tại vùng Trung Trường Sơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Giải cứu cây xanh

Giải cứu cây xanh

(Tin Môi Trường) - Những ngày này, đi trên đường tôi bỗng thấy yêu những con đường có nhiều cây xanh, rợp bóng mát.

Tin Môi Trường
 Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?

Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?

(Tin Môi Trường) - Trước nhà tôi có một cây xanh. Cây này do đơn vị trồng cây xanh trồng. Tuy nhiên, vị trí cây không nằm ở ranh giới giữa nhà tôi và nhà bên cạnh mà lệch qua phía nhà tôi khoảng 0,5m đến 1m. Nay tôi muốn yêu cầu đơn vị trồng cây xanh trồng lại đúng vị trí ranh giới giữa nhà tôi và nhà bên cạnh thì làm việc với cơ quan nào?

VACNE 30 năm
 Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất

Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất

(Tin Môi Trường) - Dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám dài gần 800m, trong đó, điểm đầu từ đường Cộng Hòa - đoạn cầu vượt Hoàng Hoa Thám và điểm cuối tiếp giáp với sân bay Tân Sơn Nhất. Toàn tuyến có tổng cộng khoảng hơn 90 cây xanh phải di dời đốn hạ.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI