»

Thứ năm, 02/05/2024, 17:17:18 PM (GMT+7)

Bồn cầu chống dính phân, "sạch không tì vết"

(20:00:10 PM 23/11/2019)
(Tin Môi Trường) - Lớp phủ do nhóm của ông Wong chế tạo có thể giúp giảm tới 90% khả năng bám dính của phân và các loại vi khuẩn khác trong bồn cầu. Điều này có thể giúp tiết kiệm đáng kể lượng nước dội rửa.

Bồn[-]cầu[-]chống[-]dính[-]phân,[-]"sạch[-]không[-]tì[-]vết"

Thí nghiệm cho thấy sự khác biệt giữa bồn cầu được phủ LESS (trái) và không phủ LESS - Nguồn: YOUTUBE

 
Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) vừa chế ra một lớp phủ chống dính cho bồn cầu có thể giữ nó "sạch không tì vết", vừa tiết kiệm nước vừa đỡ mất công chùi rửa.
 
"Nhìn thấy mấy thứ đó trượt khỏi bề mặt sướng dễ sợ", phó giáo sư Tak-Sing Wong, một thành viên của nhóm nghiên cứu không giấu được cảm xúc khi chia sẻ với The Guardian.
 
Lớp phủ do nhóm của ông Wong chế tạo có thể giúp giảm tới 90% khả năng bám dính của phân và các loại vi khuẩn khác trong bồn cầu. Điều này có thể giúp tiết kiệm đáng kể lượng nước dội rửa.
 
"Hơn 140 tỉ lít nước ngọt được sử dụng mỗi ngày để dội bồn cầu trên toàn thế giới, gấp 5 hoặc 6 lần lượng nước tiêu thụ của châu Phi. Trong lúc hàng triệu người trên toàn cầu đang phải sống trong cảnh thiếu nước, nhóm chúng tôi hi vọng việc giảm được lượng nước dội bồn cầu có thể giúp cải thiện vấn đề", ông Wong chia sẻ.
 
Wong bắt đầu để tâm đến những thứ trong nhà vệ sinh, đặc biệt là chiếc bồn cầu từ năm 2015. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cranfield (Anh) đã liên lạc với ông và nhờ giúp đỡ trong quá trình thiết kế nhà vệ sinh cho các nước đang phát triển và kém phát triển.
 
Tuy nhiên, nhóm này nhận thấy bồn cầu họ thiết kế thường để lại "bằng chứng" sau mỗi lần sử dụng, khiến phải tốn nhiều nước và thời gian chùi rửa hơn. Họ quyết định cậy nhờ nhóm của ông Wong.
 
Quá trình tạo ra lớp phủ chống dinh cho bồn cầu gồm hai bước. Đầu tiên người ta sẽ phun một lớp cơ sở gồm hàng tỉ sợi lông kích thước nano, với mỗi sợi mỏng hơn tóc người 1 tỉ lần. Kế đến, để khiến bề mặt này trơn trượt, người ta phun tiếp một lớp dầu mịn lên trên. Toàn bộ quá trình phủ chỉ khoảng 5 phút.
 

Bồn[-]cầu[-]chống[-]dính[-]phân,[-]"sạch[-]không[-]tì[-]vết" 

Nhóm nghiên cứu của phó giáo sư Wong - Ảnh chụp màn hình
 
Nghĩ xong lớp phủ, nhóm của ông Wong bắt tay vào việc thử nghiệm thực tế nhờ sự trợ giúp của 3 tình nguyện viên giấu tên. Các nhà nghiên cứu cũng xem độ chống dính hiệu quả tới đâu nếu người sử dụng đã ăn nhiều loại thức ăn khác nhau bằng cách tạo ra một loại phân tổng hợp.
 
Kết quả cho thấy lớp phủ tên "LESS" thật sự hiệu quả và có thể bám trên bề mặt sau 500 lần xả nước. Tuy nhiên, nếu được phủ lên bồn tiểu, con số này tụt xuống chỉ còn 50 lần. Các lớp phủ có thể được phun lại sau đó.
 
Mark Miodownik, một giáo sư tại Đại học London (Anh) nhận định lớp phủ của nhóm ông Wong là sự đột phá giống như việc người ta đã nghĩ ra lớp chống dính cho những chiếc chảo vậy.
 
Tuy nhiên ông Miodownik tỏ ra băn khoăn trước câu hỏi nếu lớp phủ LESS được thương mại hóa, liệu việc sản xuất chúng có gây hại gì cho môi trường hay không bởi về cơ bản lớp phủ này vẫn là hóa chất.
 
Một số người cho rằng lớp phủ của nhóm ông Wong xứng đáng nhận Ig Nobel - một giải thưởng nhại theo giải Nobel danh tiếng - "thoạt đầu tiên làm con người cười, nhưng sau đó khiến họ suy nghĩ".
T.T
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bồn cầu chống dính phân, "sạch không tì vết"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI