Thứ hai, 29/04/2024, 04:22:40 AM (GMT+7)

Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!

(08:37:38 AM 02/11/2021)
(Tin Môi Trường) - 'Vừa qua, người giàu lên nhờ đất rất nhiều, tù tội vì đất cũng rất nhiều' - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói ngày 29-10 khi Quốc hội thảo luận tại tổ về quy hoạch sử dụng đất.

 

Giàu[-]nhanh[-]từ[-]đất,[-]khó[-]rồi[-]đấy!

Dù chưa được cấp phép nhưng ở Bảo Lộc xuất hiện những công trình hạ tầng quy mô trên đất nông nghiệp nhằm mở đường phân lô xẻ nền đất nông nghiệp - Ảnh: M.VINH
 
Khi nhiều cán bộ tù tội vì đất, có lẽ đến lúc phải nghĩ rằng làm giàu nhanh, giàu bất thường từ đất đã khó rồi đấy!
 
Hàng chục năm trước, cứ đất ruộng được "tôn" lên thành đất ở rồi được chính quyền công nhận, xem như "trúng đất". Giàu nhanh, giàu bất thường từ đất đã hình thành như thế không chỉ do pháp luật chưa chặt chẽ, mà còn do lơ là chấp hành pháp luật, sai vẫn cho sửa, được hợp thức hóa. Xã hội không chấp nhận cách giàu từ đất kiểu này. 
 
Nay đã khác. Đất được chuyển đổi mục đích sử dụng không đúng quy hoạch sẽ bị xử lý, nhiều cán bộ chịu tù tội là vì thế. Chính vì pháp luật nghiêm minh mà hiện nay, chẳng mấy ông/bà chủ tịch dám hợp thức hóa sai phạm. 
 
Nếu trước đây, những cán bộ có trách nhiệm về quy hoạch, đất đai tự "biến hóa" quy hoạch theo ý của những ông chủ kinh doanh bất động sản, khiến quy hoạch đổi xoành xoạch thì nay những hành vi đó đều bị nghiêm trị. 
 
Ngay những điều chỉnh quy hoạch, quyết định liên quan đến đất đai của cả tập thể lãnh đạo tỉnh thành nếu không tuân thủ pháp luật cũng bị xử lý. Hoặc các quyết định về đất đai của chính quyền nếu sai pháp luật, đừng nghĩ "gạo đã thành cơm", vẫn đối diện pháp luật, trả lại, khắc phục hậu quả.
 
Khi cán bộ sai phạm về đất đai bị xử lý nghiêm, rủi ro sẽ đổ về những người có tư tưởng làm giàu nhanh từ đất. Câu chuyện xẻ nát đồi chè ở Bảo Lộc là ví dụ. 
 
Rất nhiều người đã đổ tiền mua nền đất trong các dự án vẽ qua "công nghệ" hiến đất mở đường, phân lô đất nông nghiệp thành đất ở để bán với giá cao đã phải lo lắng cho số tiền mà họ đã bỏ ra. 
 
Đất đồi chè không thể thành đất ở. Ngay những người có trách nhiệm ở Bảo Lộc để "lọt lưới" các dự án "ma" giờ đây đang nằm trong tầm ngắm của cơ quan pháp luật. 
 
Trước đó là các dự án "ma" của bất động sản Alibaba, là những công ty tưởng đã nắm chắc những dự án có đất "vàng" ở TP.HCM nhờ thủ thuật mua bán cổ phần của Nhà nước nắm giữ cũng đã phải "nhả ra" khi pháp luật can thiệp.
 
Vì thế không chủ quan khi nói rằng làm giàu nhanh từ đất ngày càng khó. Thực tế cho thấy thời gian gần đây, cơn sốt làm giàu nhanh từ đất đã dịch chuyển từ đô thị lớn về các tỉnh nhưng nhiều người đã vỡ mộng. 
 
Nhiều vùng đất nông nghiệp bỗng được khoác áo "dự án đô thị". Dù có gắn vào đó các mỹ từ hay vẽ quy hoạch nào đi chăng nữa, đất ruộng vẫn là đất ruộng, có làm đường, dựng cột điện… vẫn phải trả lại hiện trạng cũ. Đất ruộng không được hợp thức hóa thành đất ở, người bỏ vốn kẹt cứng, nói gì đến giàu nhanh từ đất.
 
Một thị trường bất động sản chỉ lành mạnh khi có nhiều nhà phát triển dự án và có nhiều người khấm khá nhờ đất. Điều đó không chỉ đòi hỏi pháp luật về đất đai phải hoàn chỉnh, người có trách nhiệm phải công minh khi cầm cân nảy mực mà quan trọng là có giám sát thường xuyên để đảm bảo sự tiếp cận quy hoạch, quỹ đất công bằng, minh bạch và cán bộ biết sợ, luôn tuân thủ pháp luật. Khi đó chỉ có người làm giàu từ đất, chứ không còn giàu nhanh, giàu bất thường nhờ đất.
(Mai Vinh/TTO)
Từ khóa liên quan: Giàu nhanh, từ đất, khó, rồi, đấy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
CPECO VACNE
 Làm sao để được mua nhà ở xã hội?

Làm sao để được mua nhà ở xã hội?

(Tin Môi Trường) - Vợ chồng tôi thuê nhà và làm công nhân ở thành phố, tôi thấy có chính sách mua nhà ở xã hội giá rẻ, vậy xin luật sư cho tôi biết làm thế nào để tôi được mua?

Tin Môi Trường
 Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường

Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường

(Tin Môi Trường) - Ngày 25 tháng 3 năm 2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia tổ chức Hội thảo tập huấn thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hội thảo thu hút hơn 150 đại biều đến từ các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu, doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải khu vực Miền Nam

VACNE 30 năm
 Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1

Di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh làm dự án kết nối buýt với Metro số 1

(Tin Môi Trường) - Gần 200 cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp sẽ được di dời, đốn lấy mặt bằng làm công trình hạ tầng kỹ thuật, trạm xe buýt… giúp khách dễ tiếp cận Metro số 1.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI