»

Thứ năm, 02/05/2024, 05:36:24 AM (GMT+7)

Thúc đẩy các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone 

(23:30:38 PM 13/05/2021)
(Tin Môi Trường) - Ngày 13/5, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo Nghị định Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone (ô dôn) theo hình thức trực tuyến.
Thúc[-]đẩy[-]các[-]biện[-]pháp[-]giảm[-]phát[-]thải[-]khí[-]nhà[-]kính[-]và[-]bảo[-]vệ[-]tầng[-]ozone[-]
Ảnh minh hoạ: IE
 
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế về môi trường và biến đổi khí hậu, các nhà quản lý và hoạch định chính sách thuộc các cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone.
 
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, Luật Bảo vệ môi trường 2020 được thông qua đã có nhiều điểm mới đối với những quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường như: bổ sung nội dung về thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ozone; quy định chi tiết hơn các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; tổ chức và phát triển thị trường các bon trong nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu của Việt Nam. 
 
Quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đặt ra trong Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam, là tiền đề phát triển thị trường các bon trong nước; quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo các điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ozone mà Việt Nam đã thực hiện.
 
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về tính khả thi của các nội dung dự thảo Nghị định; lộ trình và giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia, vận hành thị trường các bon và kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ozone; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai những Quy định mà Nghị định sẽ đưa ra.
 
Tiến sỹ Lương Ngọc Minh, Trưởng phòng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn (Cục Biến đổi khí hậu) cho biết, đối với nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tổ chức và phát triển thị trường carbon (các bon), dự thảo Nghị định được xây dựng theo định hướng: phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, pháp luật hiện hành và các quy định, điều ước quốc tế có liên quan; phát triển nền kinh tế các bon thấp và tăng trưởng xanh gắn liền với phát triển bền vững. Dự thảo Nghị định cũng đảm bảo tuân theo nguyên tắc trách nhiệm, thống nhất, công bằng, minh bạch. Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được Chính phủ điều chỉnh theo ưu tiên phát triển quốc gia và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
 
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định mục tiêu quốc gia về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC), phê duyệt tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo giai đoạn và hằng năm của các cơ sở. Cụ thể, Giai đoạn đến hết năm 2025, Việt Nam giảm tối thiểu 210,5 triệu tấn CO2 tương đương và giai đoạn 2026 - 2030, giảm tối thiểu 353,2 triệu tấn.
 
Nhân dịp này, các đại biểu cũng đưa ra tham vấn về trách nhiệm của các bộ, ngành, doanh nghiệp trong việc thực hiện các nội dung được nêu trong dự thảo Nghị định như: công tác kiểm kê khí nhà kính; đo đạc, báo cáo, thẩm định hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; triển khai thí điểm, tiến tới vận hành thị trường carbon, quản lý hiệu quả các chất làm suy giảm tầng ozone; huy động sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế, sự hỗ trợ, tham gia của các quốc gia, tổ chức quốc tế trong các hoạt động nêu trên..
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thúc đẩy các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone 

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch

(Tin Môi Trường) - Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast) sử dụng các công nghệ hiện đại thực hiện sản phẩm khảo sát là mô hình số hiện trạng toàn bộ 82 tuyến đường thủy của thành phố, với tổng chiều dài hơn 523 km, tổng diện tích phần dưới nước hơn 5.500 ha.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI