Thứ bảy, 18/05/2024, 10:50:18 AM (GMT+7)

Tham vấn biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi do thủy điện trên sông Mê Kông

(17:07:40 PM 07/01/2019)
(Tin Môi Trường) - Sáng 7/1, tại Hà Nội, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội thảo tham vấn quốc gia về Dự án thủy điện Pắc-Lay (Lào) trên dòng chính sông Mê Kông.

Tham[-]vấn[-]biện[-]pháp[-]giảm[-]thiểu[-]tác[-]động[-]bất[-]lợi[-]do[-]thủy[-]điện[-]trên[-]sông[-]Mê[-]Kông

Ảnh minh hoạ

 
Theo ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, mục tiêu của hội thảo tham vấn nhằm xem xét các hoạt động của công trình thủy điện Pắc-Lay; đồng thời góp ý cho báo cáo đánh giá kỹ thuật của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Kông quốc tế để lấy ý kiến của các bên liên quan đối với Dự án thủy điện Pắc-Lay nói riêng, các công trình dòng chính Mê Kông nói chung.
 
Thủy điện Pắc-Lay là công trình thủy điện thứ tư của Lào trong tổng số 11 dự án thủy điện dòng chính sông Mê Kông, nằm ở tỉnh Xay-nha-bu-ly, vùng Bắc Lào, cách Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (biên giới giữa Việt Nam và Campuchia) 1.615 km. Chính phủ Lào dự kiến khởi công dự án thủy điện Pắc-Lay vào năm 2022 và hoàn thành vào năm 2029.
 
Dựa trên báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội của chủ đầu tư cung cấp, đại diện Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho rằng, khoảng 25 triệu người dân sinh sống dọc hành lang sông Mê Kông (5km) từ vị trí công trình Pắc-Lay ra đến Biển Đông, có khả năng sẽ chịu tác động tích lũy xuyên biên giới. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 12,5 triệu người bị ảnh hưởng (có cả tích cực và tiêu cực) ở mức độ trung bình và thời gian chịu tác động là dài hạn. Chủ đầu tư cũng đề ra các biện pháp giảm thiểu tại khu vực công trình như thu hồi đất, tái định cư và đền bù cho người dân. Tuy vậy, hiện chủ đầu tư chưa có các biện pháp giảm thiểu các tác động xuyên biên giới.
 
Chuyên gia Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam Nguyễn Đình Đạt cho biết, các tác động của công trình thủy điện Pắc-Lay đối với Đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng rõ đến chế độ dòng chảy, xâm nhập mặn; thay đổi phù sa bùn cát; chất lượng nước, sinh thái, thủy sản; giao thông thủy... Đáng lưu ý là trường hợp xét tác động tổng thể của cả chuỗi 11 đập thủy điện dòng chính tại Tân Châu - Châu Đốc của Việt Nam, tổng lượng dòng chảy (thời đoạn 10 ngày) sụt giảm tới gần 49% và tổng lượng dòng chảy tháng sụt giảm tới hơn 27%. Tác động này được coi là nghiêm trọng, do vậy xâm nhập mặn trên 2 sông chính (sông Tiền và sông Hậu) gia tăng vào sâu thêm tối đa đến 10,5 km (ảnh hưởng đến diện tích canh tác trong mùa khô).
 
Các đại biểu, các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước đã đưa ra các nhận xét, thảo luận và kiến nghị Ủy ban liên hợp Ủy hội sông Mê Kông quốc tế xem xét, có ý kiến để chủ đầu tư điều chỉnh phù hợp hơn về mặt thiết kế công trình, quá trình xây dựng công trình, theo dõi giám sát các tác động có thể xảy ra (giám sát biến động nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn...) và các biện pháp giảm nhẹ tác động bất lợi do thủy điện Pắc-Lay.
Diệu Thúy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tham vấn biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi do thủy điện trên sông Mê Kông

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Giải cứu cây xanh

Giải cứu cây xanh

(Tin Môi Trường) - Những ngày này, đi trên đường tôi bỗng thấy yêu những con đường có nhiều cây xanh, rợp bóng mát.

Tin Môi Trường
 Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?

Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?

(Tin Môi Trường) - Thông tin Luật đất đai năm 2024 sẽ có hiệu lực ngày 01/7/2024 thay vì ngày 01/01/2025 khiến nhiều người thắc mắc nếu đã nộp hồ sơ cấp sổ đỏ trước ngày này thì sẽ áp dụng luật nào để giải quyết

VACNE 30 năm
 Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất

Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất

(Tin Môi Trường) - Dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám dài gần 800m, trong đó, điểm đầu từ đường Cộng Hòa - đoạn cầu vượt Hoàng Hoa Thám và điểm cuối tiếp giáp với sân bay Tân Sơn Nhất. Toàn tuyến có tổng cộng khoảng hơn 90 cây xanh phải di dời đốn hạ.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI