Thứ ba, 14/05/2024, 15:26:00 PM (GMT+7)

Hội thảo tổng kết "Khuyến nghị sửa đổi Lộ trình phát triển Lưới điện thông minh tại Việt Nam"

(09:47:14 AM 18/03/2022)
(Tin Môi Trường) - Việt Nam cần thực hiện các biện pháp để cải thiện tám chỉ số trong Lộ trình phát triển Lưới điện Thông minh nhằm đảm bảo tính bền vững của hệ thống điện quốc gia. Tám chỉ số bao gồm năng lượng xanh, thị trường năng lượng, giám sát và điều khiển, phân tích dữ liệu, độ tin cậy cung cấp điện, sự hài lòng của khách hàng, an ninh mạng và tích hợp các nguồn năng lượng phân tán.

Những khuyến nghị trên đã được trình bày tại hội thảo trực tuyến hôm nay do Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam thuộc Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ đồng tổ chức. Đây là hội thảo tổng kết trong chuỗi các hội thảo để nghiên cứu việc chỉnh sửa Lộ trình phát triển Lưới điện Thông minh.

 

Hội[-]thảo[-]tổng[-]kết[-]"Khuyến[-]nghị[-]sửa[-]đổi[-]Lộ[-]trình[-]phát[-]triển[-]Lưới[-]điện[-]thông[-]minh[-]tại[-]Việt[-]Nam"
Ảnh TL: GIZ
 
Với nền kinh tế phát triển nhanh, Việt Nam chứng kiến nhu cầu điện tăng mạnh trong những năm qua. Trong khi đó, tỷ lệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời, trong tổng sản lượng sản xuất điện cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này cũng là thách thức lớn đối với việc quản lý lưới điện ở Việt Nam, gây nhiều nguy cơ mất cân bằng cung cầu, mặc dù cơ sở hạ tầng phát điện và lưới điện không ngừng được đầu tư. 
 
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cấp hệ thống điện quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1670/QĐ-TTg vào ngày 8 tháng 11 năm 2012, phê duyệt chiến lược phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam (gọi tắt là Lộ trình Lưới điện Thông minh). Lộ trình nhằm cải thiện chất lượng và độ tin cậy của nguồn cung cấp điện quốc gia và thúc đẩy việc sử dụng điện một cách hiệu quả. Tuy nhiên, lộ trình này cần được cập nhật khi Việt Nam đã và đang chứng kiến sự phát triển nhanh của năng lượng tái tạo và nhiều thay đổi trong chính sách.
 
Phát biểu khai mạc, ông Markus Bissel – Giám đốc Dự án Lưới điện thông minh cho Năng lượng tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (SGREEE) của GIZ – cho biết: 'Tại hội thảo hôm nay, các chuyên gia sẽ đưa các phân tích chuyên sâu, đánh giá toàn diện và đề xuất cụ thể về việc sửa đổi Lộ trình lưới điện thông minh của Việt Nam. Những điều chỉnh phù hợp sẽ góp phần cải thiện hiệu suất của ngành điện quốc gia, giảm gánh nặng đầu tư và khuyến khích nhiều nguồn năng lượng tái tạo được tích hợp hiệu quả vào lưới điện.'
 
Tham dự hội thảo là đại diện của các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, các Bộ ngành, cơ quan, đơn vị là thành viên thuộc Ban Chỉ đạo phát triển Lưới điện thông minh, đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, trung tâm điều độ hệ thống điện miền, các Tổng công ty Điện lực, công ty phát điện, công ty điện lực, Hội Điện lực, công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện, các Hiệp hội, Viện Nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu, trường đại học trong nước, một số tập đoàn, công ty tư nhân và các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. 
 
Tại hội thảo, nhóm chuyên gia trong nước từ công ty BK-Contech đã trình bày nghiên cứu đánh giá toàn diện sự phát triển của lưới điện thông minh tại Việt Nam và xác định những thách thức mà hệ thống điện Việt Nam đã và đang phải đối mặt. Trên cơ sở đó, các chuyên gia quốc tế đã trình bày kết quả đánh giá tiến độ phát triển lưới thông minh của Việt Nam, dựa trên việc phân tích bộ chỉ số đánh giá tiến độ (SGI) và so sánh với các thông lệ quốc tế ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ và Anh. Sau phần đánh giá, các chuyên gia đã đề xuất các khuyến nghị thiết thực cho Việt Nam.
 
Khi các phần trình bày kết thúc, các đại biểu đã tham gia vào phiên thảo luận chuyên sâu, để từ đó, các nhận xét và góp ý sẽ được các chuyên gia cân nhắc cho việc hoàn thiện nghiên cứu.
 
Trong phiên thảo luận, ông Dương Mạnh Cường - Cán bộ cao cấp của dự án SGREEE - nhấn mạnh sự cần thiết của việc mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý lưới điện phân phối (DMS) và hệ thống quản lý phân phối điện tiên tiến (ADMS) để kết hợp ứng dụng chuyển đổi lịch vận hành, quản lý an toàn và sa thải phụ tải, cũng như thúc đẩy công tác phối hợp vận hành giữa các đơn vị vận hành lưới điện truyền tải (TSO) và vận hành lưới điện phân phối (DSO) để quản lý tắc nghẽn lưới, hỗ trợ điện áp, các dịch vụ cân bằng và phụ trợ. 
 
Ngoài ra, ông Cường cũng cho biết việc triển khai hệ thống đo lường thông minh với các chức năng hữu ích cần được đẩy nhanh để tạo nền tảng vững chắc cho việc triển khai các chương trình khác, chẳng hạn như điều chỉnh phụ tải điện, giám sát, lập lịch và vận hành dựa trên phân tích dữ liệu.
 
Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án Lưới điện Thông minh cho Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (SGREEE) do Cục Điều tiết Điện lực/Bộ Công Thương và Tổ chức GIZ phối hợp thực hiện. Dự án SGREEE được Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) tài trợ. 
LÊ PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo tổng kết "Khuyến nghị sửa đổi Lộ trình phát triển Lưới điện thông minh tại Việt Nam"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Giải cứu cây xanh

Giải cứu cây xanh

(Tin Môi Trường) - Những ngày này, đi trên đường tôi bỗng thấy yêu những con đường có nhiều cây xanh, rợp bóng mát.

Tin Môi Trường
 Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?

Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?

(Tin Môi Trường) - Trước nhà tôi có một cây xanh. Cây này do đơn vị trồng cây xanh trồng. Tuy nhiên, vị trí cây không nằm ở ranh giới giữa nhà tôi và nhà bên cạnh mà lệch qua phía nhà tôi khoảng 0,5m đến 1m. Nay tôi muốn yêu cầu đơn vị trồng cây xanh trồng lại đúng vị trí ranh giới giữa nhà tôi và nhà bên cạnh thì làm việc với cơ quan nào?

VACNE 30 năm
 Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất

Đốn hạ gần 90 cây xanh mở rộng đường giảm ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất

(Tin Môi Trường) - Dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám dài gần 800m, trong đó, điểm đầu từ đường Cộng Hòa - đoạn cầu vượt Hoàng Hoa Thám và điểm cuối tiếp giáp với sân bay Tân Sơn Nhất. Toàn tuyến có tổng cộng khoảng hơn 90 cây xanh phải di dời đốn hạ.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI