»

Thứ hai, 29/04/2024, 04:25:02 AM (GMT+7)

TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”

(18:22:41 PM 25/11/2023)
(Tin Môi Trường) - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2028) Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường (BVTN&MT) Việt Nam với nhiều nội dung quan trọng diễn ra trong ngày 26-11-2023 tại Hà Nội. Đây cũng là dịp kỷ niệm 35 năm thành lập Hội BVTN&MT Việt Nam (26-11-1988 - 26-11-2023).

 TS[-]NGUYỄN[-]NGỌC[-]SINH,[-]Chủ[-]tịch[-]Hội[-]Bảo[-]vệ[-]thiên[-]nhiên[-]và[-]môi[-]trường[-]Việt[-]Nam:[-]“Hướng[-]tới[-]cộng[-]đồng,[-]chung[-]sức[-]cùng[-]cộng[-]đồng” 

TS Nguyễn Ngọc Sinh (bìa phải) tại hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam

 
Nhân dịp này, TS Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam khóa VII có cuộc trò chuyện 
 
Tất cả vì môi trường
 
* Thưa ông, 35 năm qua, Hội BVTN&MT Việt Nam là một trong số những hội xã hội - nghề nghiệp đang hoạt động và đóng góp nhiều kết quả cho sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở nước ta. Xin TS cho biết Hội có những nét đặc biệt gì?
 
- Hội BVTN&MT Việt Nam (tên viết tắt là VACNE) được thành lập theo Quyết định số 299/CT ngày 23-11-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Từ đó đến nay, Hội đã trải qua 8 lần đại hội vào các năm 1988, 1993, 1998, 2003, 2008, 2013, 2018 và 2023. Qua 35 năm hội nhập và phát triển, Trung ương Hội là nơi hội tụ những nhà khoa học hàng đầu về tài nguyên - môi trường trên cả nước. Tính đến nay, số hội thành viên và cơ sở trực thuộc Hội đã lên đến hơn 200 đơn vị, với hàng vạn hội viên có mặt ở hầu hết các ngành và địa phương trên khắp cả nước.
 
Ngay từ khi được thành lập cách đây 35 năm, các vị tiền bối của VACNE đã xác định đặc trưng cơ bản của tổ chức Hội của chúng tôi là “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng” trong lĩnh vực thiên nhiên và môi trường. Nét đặc trưng đó đã được củng cố, phát triển liên tục và được thể hiện ở tất cả các hoạt động của VACNE. Chẳng hạn trong việc tổ chức và phát triển Hội.
 
Xuất phát từ Hội của các nhà khoa học, VACNE đã không ngừng mở rộng việc tập hợp lực lượng đông đảo của cộng đồng hướng tới quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó biến đổi khí hậu. Khác với nhiều tổ chức khác, cùng với các chi hội về khoa học môi trường và các hội môi trường ở nhiều địa phương, Hội chúng tôi có các đơn vị, tổ chức như: Chi hội Văn hóa vì môi trường, Diễn đàn Các nhà báo môi trường, CLB Nghệ sĩ với môi trường, CLB Các cựu chiến binh đạp xe vì môi trường, CLB Tuổi trẻ với môi trường, Hãng phim Việt Nam Xanh, nhiều tổ chức phi chính phủ, nhiều doanh nghiệp thân thiện môi trường,…
 
* Các tổ chức của Hội và hội viên bằng cách này hay cách khác, ở các góc độ khác nhau đã và đang đóng góp công sức cho việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của đất nước. Ông có thể cho biết một số thành tựu tiêu biểu của VACNE trong thời gian qua?
 
- Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội, chúng tôi đã phát hành ấn phẩm Tự hào 35 năm VACNE 1998-2023 trong đó nêu lên những kết quả hoạt động chính của các tổ chức và hội viên thuộc nhiều thế hệ đã thực hiện. Đó là: Hội không ngừng lớn mạnh về tổ chức, tập hợp ngày càng rộng rãi cộng đồng hành động vì môi trường; Hội luôn cố gắng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của hội viên và xã hội thông qua hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội về tài nguyên và môi trường. Hội luôn chú trọng đổi mới phương thức, nội dung và nâng cao hiệu quả truyền thông môi trường. Cố gắng thường xuyên và liên tục tổ chức các hội thảo khoa học về một số vấn đề quan trọng về môi trường. Phát động và duy trì sự kiện bảo tồn Cây di sản Việt Nam. Hội là địa chỉ tin cậy của cộng đồng, thường xuyên đưa ra các ý kiến tư vấn, phản biện khách quan, khoa học đối với các vấn đề môi trường bức xúc trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung ương và khắp các địa phương. “Không có một văn bản quy phạm nào về tài nguyên và môi trường mà không có ý kiến tư vấn, phản biện của VACNE và các hội viên” là đánh giá của lãnh đạo Bộ TN-MT tại Đại hội VI của Hội.
 
Bên cạnh đó, chúng tôi đã cố gắng tổ chức loạt 6 hội thảo khoa học về “Biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam”; 7 hội thảo về “Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn”; 6 hội thảo Việt Nam - Hàn Quốc về đánh giá tác động môi trường. Hàng năm, Hội chủ động biên tập và xuất bản nhiều sách quan trọng về môi trường. Riêng NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã ấn hành nhiều sách của Hội như: Việt Nam môi trường và cuộc sống năm 2003, Kinh tế xanh cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu năm 2017, Ứng phó biến đổi khí hậu nhìn từ góc độ cộng đồng năm 2020, Doanh nghiệp với Thương hiệu xanh bền vững năm 2023…
 
Với những thành quả đã đạt được, Hội chúng tôi đã được lãnh đạo Đảng và Nhà nước tặng nhiều bằng khen, huân chương, huy chương. Đặc biệt, Hội đã 2 lần được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2013, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2020.
 
Mong có chiến lược huy động sức mạnh cộng đồng bảo vệ môi trường
 
* Là người gắn bó với Hội BVTN&MT Việt Nam từ những ngày đầu tiên cho đến nay, trải qua nhiều khó khăn lẫn thành tựu, chắc chắn có nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, ông có thể chia sẻ?
 
- Trong Hội nghị môi trường toàn quốc vừa diễn ra, VACNE đã có bài trình bày về vấn đề này, xin nêu lại vắn tắt 4 bài học chính như sau:
 
Trước hết, muốn cho hoạt động Hội đáp ứng được mong mỏi của các hội viên, cần phải luôn chú trọng đến công tác tổ chức và phát triển hội, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo Hội.
 
Thứ hai là trong tổ chức, điều hành, Hội cần triển khai đồng bộ các hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức hội, bao gồm công tác tư vấn phản biện xã hội, truyền thông môi trường, nghiên cứu khoa học, đối ngoại nhân dân liên quan…
 
Thứ ba là Hội phải luôn nêu cao tính chủ động, sáng tạo, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, ví dụ như áp dụng rộng rãi hình thức trực tuyến trong thời kỳ “bình thường mới” hoặc phát động phong trào Bảo tồn Cây di sản.
 
Bài học cuối được chúng tôi nêu lên là phải chú trọng khai thác, phát huy thế mạnh tiềm năng của các tổ chức và hội viên cũng như những người yêu thiên nhiên môi trường, ví dụ như trong việc biên tập và phát hành các ấn phẩm quan trọng về môi trường của Hội.
 
TS[-]NGUYỄN[-]NGỌC[-]SINH,[-]Chủ[-]tịch[-]Hội[-]Bảo[-]vệ[-]thiên[-]nhiên[-]và[-]môi[-]trường[-]Việt[-]Nam:[-]“Hướng[-]tới[-]cộng[-]đồng,[-]chung[-]sức[-]cùng[-]cộng[-]đồng”
TS Nguyễn Ngọc Sinh trong hoạt động tôn vinh Cây di sản
 
* Đại hội VIII và cũng là kỷ niệm 35 năm thành lập Hội, Chủ  tịch có thể chia sẻ về đường hướng chính của Hội sau đại hội?
 
- Trong phần trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi đã đề cập tới kết quả hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ VII (2018-2023). Còn phương hướng chính trong hoạt động của Hội chúng tôi trong nhiệm kỳ tới sẽ do đại hội sắp tới thảo luận và quyết định.
 
Tuy nhiên, tôi cho rằng phương hướng chính vẫn sẽ là tiếp tục phát huy truyến thống hoạt động trong những nhiệm kỳ qua, cố gắng vận dụng có kết quả các bài học kinh nghiệm đã được đúc kết của Hội và thích ứng tốt nhất với những hoàn cảnh cụ thể sắp diễn ra.

* Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững luôn là vấn đề nóng được đông đảo người dân hết sức quan tâm. Là người dành rất nhiều tâm huyết về vấn đề bảo vệ môi trường, chắc ông có nhiều điều trăn trở?
 
- Nói thật là tôi có nhiều “trăn trở” lắm, nhưng chỉ xin nêu 3 mong muốn, ước vọng. Thứ nhất là mong sao chúng ta nhanh chóng tổ chức nghiên cứu, nắm bắt cho được những tư tưởng chủ đạo về vai trò nền tảng của tài nguyên và môi trường trong học thuyết kinh tế mới để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. Tiếp đến rất mong là chúng ta sẽ kiện toàn và xây dựng được cơ quan cấp bộ đủ mạnh về môi trường với đội ngũ cán bộ giỏi và hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, khả thi. Cuối cùng, như Hội chúng tôi đã nhiều lần đề cập, mong sao Chính phủ sớm nghiên cứu ban hành Chiến lược huy động sức mạnh cộng đồng bảo vệ môi trường phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước.

* Xin cảm ơn Chủ tịch!
 
Lê Việt Nhân (thực hiện)

 “Môi trường là mặt không thể tách rời với phát triển. Chúng ta càng phát triển càng phải quan tâm vấn đề môi trường. Đây là vấn đề sống còn mà nếu chúng ta quên điều này thì không thể phát triển, không thể đi xa được”.

“Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”

(Nguồn: https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202311/ts-nguyen-ngoc-sinh-chu-tich-hoi-bao-ve-thien-nhien-va-moi-truong-viet-nam-huong-toi-cong-dong-chung-suc-cung-cong-dong-67f4e50/)

TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”

TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”

(Nguồn: ĐNCT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TS NGUYỄN NGỌC SINH, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam: “Hướng tới cộng đồng, chung sức cùng cộng đồng”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây

Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây

(Tin Môi Trường) - Kênh đào Funan Techo từ sông Mekong ra vịnh Thái Lan sẽ làm thiếu hụt nguồn nước ngọt, tăng xâm nhập mặn, đảo lộn hệ sinh thái tại miền Tây Việt Nam, theo chuyên gia.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI