»

Thứ hai, 29/04/2024, 05:11:01 AM (GMT+7)

Đồi Cù bị phá nát, các anh đã ở đâu?

(08:24:17 AM 13/01/2024)
(Tin Môi Trường) - Đồi Cù bị phá nát, cơ quan chức năng của Lâm Đồng đã ở đâu? Người dân không thể không đặt ra câu hỏi ấy.

 Đồi[-]Cù[-]bị[-]phá[-]nát,[-]các[-]anh[-]đã[-]ở[-]đâu?

Hai khối công trình sai phép và không phép trong Đồi Cù Đà Lạt - Ảnh: M.V.
 
1- Đồi Cù (TP Đà Lạt) bị phá nát bởi hai tòa nhà không phép và sai phép của Công ty Hoàng Gia ĐL. Người dân phẫn nộ vì ý đồ khai thác gia tăng ở đồi Cù bằng mọi giá với các công trình "khủng" của nhà đầu tư đã có từ đầu nhưng không được ngăn chặn.
 
Quyết làm "một cái gì đó" trong đồi Cù của Công ty Hoàng Gia ĐL đã lộ rõ khi cố vẽ ra dự án hai bãi xe ngầm với quy mô bảy tầng/hầm dưới ngọn đồi này hồi đầu năm nay.
 
Không làm được dự án ngầm thì làm luôn một công trình lộ thiên khổng lồ chẳng cần phép tắc gì, nhà đầu tư như không cưỡng lại được ước muốn tham lam là khai thác không gian thiên nhiên đồi Cù bằng mọi giá.
 
Đã 34 năm qua (tính từ năm 1990), số đông du khách và người dân Đà Lạt không còn được đặt chân lên đồi Cù với khu rừng thông tự nhiên và đồi cỏ tuyệt đẹp, vốn là công viên công cộng của thành phố.
 
Nhà đầu tư sân golf hưởng lợi khi khai thác tài nguyên vô giá để kinh doanh mấy chục năm rồi mà muốn còn hơn nữa? Muốn đào hầm, muốn xây cao ốc... thì mới thỏa lòng chăng?
 
Khi tòa nhà "vô thiên vô pháp" che mất ngọn núi thiêng Langbiang từ tầm nhìn ở hồ Xuân Hương và che mất tháp sao đại học, chính là lòng tham đã che mờ lương tri.
 
Trước phản ứng quyết liệt đã thể hiện từ khắp các diễn đàn mạng xã hội và trên báo chí những ngày qua về hai tòa nhà sai phép và không phép khổng lồ của mình, những người đứng đầu Công ty Hoàng Gia ĐL nên cho dừng lại và tháo dỡ công trình. Đó là cách sửa chữa duy nhất cho lỗi lầm đã gây ra.
 
2- Còn cơ quan chức năng của Lâm Đồng đã ở đâu? Người dân không thể không đặt ra câu hỏi ấy, bởi nhà đầu tư dù có quyết làm bậy đến mấy cũng khó thành hiện thực nếu không có sự "tiếp tay" của các anh.
 
Người dân từng hỏi các anh đã ở đâu khi để các dự án bất động sản "lậu" phá nát những đồi trà Bảo Lộc, khi để dự án Sài Gòn Đại Ninh phá hơn 250ha rừng tự nhiên, khi có người trong số các anh "theo đuôi" nhà đầu tư khen cái quy hoạch muốn lấy đồi Dinh tỉnh trưởng làm khách sạn?
 
Nhưng lần này, khi người dân hỏi "Các anh ở đâu?" thì cũng liền có câu trả lời: Nhiều anh ở ngay trong sân golf đồi Cù ấy. 
 
Những người làm việc ở đồi Cù đã nhẵn mặt nhiều anh thường có mặt ở sân golf. Thấp thoáng từ khi mới xây đến sừng sững như bây giờ, cái tòa nhà khổng lồ không phép ấy có bao giờ không nằm trong tầm ngắm những cú vụt gậy của các anh?
 
Chỉ là thờ ơ, thiếu trách nhiệm, vô cảm thôi sao? Không chỉ vậy đâu, nếu các anh không có phản ứng gì về tòa nhà kia trước khi người dân lên tiếng thì điều đó dễ được hiểu là ngấm ngầm "đồng lõa" hay "theo đuôi" nhà đầu tư mà thôi.
 
Trong số các quan chức vướng vào các vụ việc tiêu cực, nhìn thấy tòa nhà khủng trước mắt mình mà không ngăn chặn, có thể có người không bị kỷ luật, không phải ra tòa, thoát án vào tù... 
 
Nhưng các anh khó thoát khỏi tòa án lương tâm, bản luận tội của dư luận và sự căm phẫn của những người muốn gìn giữ Đà Lạt cho muôn đời sau.
 
Nếu không ngăn chặn được những cách làm tàn phá thành phố này như tòa nhà không phép kia thì việc xây dựng đề án đề xuất công nhận Đà Lạt trở thành thành phố di sản mà các anh đang làm chỉ là một sự tô vẽ viển vông.
(HUỲNH HIẾU - báo TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đồi Cù bị phá nát, các anh đã ở đâu?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Có rừng là có tín chỉ carbon?

Có rừng là có tín chỉ carbon?

(Tin Môi Trường) - Mặc dù rừng tạo ra kết quả giảm phát thải bằng quá trình hấp thụ và lưu giữ carbon, nhưng rất khó để đưa rừng vào thị trường mua bán phát thải.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI