»

Thứ hai, 29/04/2024, 09:37:07 AM (GMT+7)

Một số hạn chế khi truyền thông và phổ biến kiến thức chuyên sâu

(06:26:50 AM 30/09/2023)
(Tin Môi Trường) - Đây là nôi bài Tham luận cùa Nhà báo Phùng Quang Chính, Phó trưởng Ban Truyền thông Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) tại Hội thảo “Nâng cao năng lực truyền thông và phổ biến kiến thức cho các Hội, ngành toàn quốc” do VUSTA vừa tổ chức. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc .

 Một[-]số[-]hạn[-]chế[-]khi[-]truyền[-]thông[-]và[-]phổ[-]biến[-]kiến[-]thức[-]chuyên[-]sâu

Quang cảnh Hội thảo Nâng cao năng lực truyền thông và phổ biến kiến thức cho các hội ngành toàn quốc -Ảnh: QĐND 
 
Ai cũng biết, truyền thông là truyền tải thông tin, ý kiến, kiến thức…tới cộng đồng (kể cả cộng đồng quan chức, nhà khoa học) để kết nối, tăng cường giao tiếp, nâng cao sự hiểu biết và nhận thức cho xã hội. Các đơn vị truyền thông và những cá nhân làm nhiệm vụ này của VUSTA và các đơn vị trực thuộc cũng không ngoại lệ. Rất cần phải thường xuyên đổi mới, đầu tư về trang thiết bị, đa dạng cổng thông tin và thường xuyên bồi dững kiến thức cho con người (Phóng viên, Biên tập viên và các nhà khoa học ) đang thực thi hoặc sẽ hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.
 
Song đối tượng tiếp nhận thông tin, qua hệ thống truyền thông (cổng thông tin) của VUSTA (kể cả các Hội ngành) không chỉ là những nhà khoa học, những người có chuyên môn sâu về một ngành nghề nhất định, mà còn có rất nhiều tầng lớp khác trong xã hội. Bởi nguồn thông tin này, thường được các cơ quan truyền thông đại chúng khai thác (hoặc trực tiếp truyền tải) và được xã hội coi trọng. Nội dung thông tin của các chuyên gia, được đưa ra từ các cơ quan khoa học, luôn được cộng đồng, coi như là chuẩn mực và có giá trị như một định hướng cho dư luận xã hội. Vì vậy, việc nâng cao năng lực truyền thông cho các chuyên gia và các đơn vị thông tin của các Hội ngành là rất cấp bách và cần thiết.
 
Thực tiễn trong thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông đã xuất hiện không ít những thông tin, chương trình phổ biến kiến thức, hoặc những ý kiến tư vấn, phản biện, bày tỏ quan điểm… của tập thể và cá nhân các nhà khoa học rất có giá trị, cho các hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhưng trong đó, có không ít những thông tin bị lỗi nhịp, với thời tiết chính trị - xã hội, do lan truyền chậm, nội dung không trúng vấn đề, thậm chí chưa đảm bảo độ chính xác và thậm chí còn mang tính áp đặt và thiếu nhân văn. Ví dụ như: hình ảnh chuyên gia uống cốc nước, vừa được lọc ra từ nguồn nước bẩn, để chứng minh cho công nghệ của mình; Có vị GS.TS phê phán hiện tượng cây trồng đường phố bị đổ ngã sau mưa bão là do khi trồng, đào hố chưa đủ sâu (?). Xuất hiện "hố tử thần" trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội) là do "làm ẩu" khi thi công. Một cô gái khỏi bệnh tâm thần nhờ Lương y giỏi … Cách truyền thông theo cung cách “Giật tít cho to, những tin chó đẻ ra bò ra voi”, cùng với lối mòn phổ biến kiến thức, vừa thô vừa thiếu cơ sở khoa học như vậy,  sẽ đem lại hiệu quả  xấu và gây xói mòn lòng tin của khán, thính giả…đối với cơ quan truyền thông là lẽ đương nhiên.
 
Việc nâng cao năng lực truyền thông, tạo ra những sản phẩm thông tin hấp dẫn và có chất lượng là rất khó, nhất là truyền thông trong lĩnh vực KHKT. Bởi trước khi truyền tải được nội dung thông tin, thì người viết (hoặc trình bày) phải có những hiểu biết sâu (hoặc chí ít cũng phải hiểu cơ bản về nó). Để có được kỹ năng lột tả đúng bản chất của công trình khoa học và làm cho người đọc (hoặc xem) đón nhận đầy đủ thông tin và cảm thấy hay thì càng khó hơn. Vì thế, các cơ quan truyền thông cuả VUSTA sử dụng chính tác giả là người truyền tải thông tin là tốt nhất. Nhưng họ phải là người nắm được một số những kỹ năng về truyền thông và tránh đi quá sâu về chuyên môn, cũng như hạn chế cách trình bày theo kiểu “hoạt ngôn” như một số ví dụ đã nói ở trên .
 
Tại diễn đàn quan trọng này, chúng tôi không dám "múa dìu qua mắt thợ - múa bút qua mặt các nhà báo" và trong tham luận này, cũng chỉ xin nêu 5 lý do chính cần hạn chế khi truyền thông, để các sản phẩm của chúng ta không "nhạt" trên bàn ăn báo chí; đồng thời  cũng chỉ tập trung góp ý vào lĩnh vực Truyền thông môi trường của VACNE.
 
Nhà báo Phùng Quang Chính, Phó trưởng Ban Truyền thông VACNE 
 
Lý do thứ nhất là: thông tin chậm:
 
Từ trước tới nay, thông tin chậm là cách hành xử khôn ngoan của hầu hết các cơ quan quản lý, cán bộ nhà nước và các nhà khoa học. Bởi tâm lý thận trọng khi phát ngôn luôn thường trực trong mỗi con người. Cũng có người cố tình thông tin chậm, để chờ ý của thủ trưởng, hoặc cũng chờ đợi những ý kiến của những chuyên gia có sự hiểu biết sâu hơn mình. Cho dù là chuyên gia đầu ngành, nhưng khi buộc phải trả lời nhanh, thường sẽ không đầy đủ và đi liền với sự thiếu chính xác. Những người này, thậm chí còn phải chịu hậu quả của “búa rìu” dư luận, xuất phát từ những ý kiến sau đó, của những kẻ đố kỵ. Vì thế, hầu hết các chuyên gia đều chọn cách “thận trọng” và họ quên mất rằng: thời đại ngày nay là thời đại thông tin.
 
Từ thực tiễn cho thấy: khi một sự cố môi trường xảy ra, nguồn thông tin chính thống (của các ngành chủ quản, của giới chuyên môn thuộc VUSTA) bị chậm, thì lập tức trên mạng xã hội sẽ có ngay những thông tin (cùng chủ đề) từ các nguồn khác thay thế. Những thông tin đầu tiên và không có chuyên môn này (thậm chí có cả những thông tin sai lệch) sẽ có cơ hội lan truyền rộng khắp và nghiễm nhiên trở thành luồng thông tin mới, dẫn dắt dư luận xã hội, gây tác động xấu, khó lường.
 
Ví dụ như những thông tin ban đầu về hiện tượng cá chết hàng loạt ở khu vực biển miền Trung (năm 2016), sau sự cố môi trường Formosa Hà Tĩnh.
 
Trước tình huống: các nhà quản lý lúng túng và các nhà khoa học im lặng kéo dài, từ chối trả lời các cơ quan truyền thông chính thống. Lập tức trên một số phương tiện truyền thông khác, có ngay thông tin: "Lãnh đạo Bộ TN&MT cho biết: một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung nước ta có thể do Thủy triều đỏ...". Có lẽ vì đã quá quen với Thủy triều đỏ (hiện tượng tảo nở hoa) và được những thông tin như vậy, nên người dân khu vực này cũng yên tâm và vẫn vô tư tắm biển (kể cả việc sử dụng cá chết để làm mắm và ăn) Chỉ tới khi: cảm thấy khó thoát khỏi trách nhiệm (hoặc có thể bị cắn dứt lương tâm) Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh công bố gây sự cố ô nhiễm. Và khi đó người dân vùng biển này mới biết và đình chỉ mọi sinh hoạt hàng ngày ở khu vực môi trường bị đầu độc.
 
Để hạn chế thực trạng thông tin chậm; đồng thời góp phần giải quyết những mâu thuẫn có thể nảy sinh (trong tình huống: bắt buộc phải thông tin nhanh) chúng tôi xin nêu một gợi ý nhỏ. Cụ thể là, bên cạnh việc tăng cường các lĩnh vực (kể cả việc mở rộng truyền thông đa phương tiện) VUSTA nên phối hợp với các Bộ, ngành, cùng thống nhất thành lập "nhóm chuyên gia truyền thông" (những chuyên gia giỏi của các Hội ngành). Những chuyên gia này, không chỉ là những người tự nguyện, có khả năng phản biện tốt, mà cần có bản lĩnh như một “người phát ngôn"chính thức chuyên ngành.
 
Ở thời điểm đó, họ được quyền tiếp cận với những thông tin liên quan (đến từ các Bộ ngành)làm nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn dư luận trên các phương tiện truyền thông (theo sự hiểu biết cá nhân và sự phân công của VUSTA). Làm như vậy, thì Ban truyền thông và Phổ biến kiến thức của VUSTA sẽ vất vả hơn và các Bộ ngành sẽ phải chuyển một phần kinh phí cho hoạt động này, nhưng sẽ rất tốt và đảm bảo sự an toàn cao. Nếu gặp tình huống không may như: Vì yêu cầu quá nhanh, tư vấn của chuyên gia chưa chính xác hoặc thông tin chưa đầy đủ, thì cũng chỉ là sai sót cá nhân và ngay sau đó bổ sung, chỉnh sửa vẫn kịp thời. Để tư lệnh các ngành không bị “muối mặt” như trường hợp kể trên.  
 
Lý do thứ hai là nội dung không trúng vấn đề:
 
Có rất nhiều ví dụ  như đã nói ở trên). Nhưng có một thông tin điển hình (về an ninh) vừa xảy ra, lại chuyển sang nội dung (liên quan tới môi trường). Đó là tin: cấm sạc pin cho xe máy, xe đạp điện tại hầm chung cư sau khi xảy ra vụ cháy chung cư mi ni ở Hà Nội mới đây.
 
Rõ ràng, đây là lỗi của những người làm nhiệm vụ truyền thông, bởi những sự kiện này (dù là có thật và đã xảy ra) nhưng ở góc độ an ninh (cháy nổ). Nhưng ở góc độ an toàn và môi trường, thì chưa có các cơ quan chức năng kết luận và cũng không dựa trên cơ sở khoa học nào.
 
Rất may, ngay sau đó các phương tiện truyền thông đã đăng tải nhiều ý kiến tư vấn, phản biện của chuyên gia, với quan điểm: cần siết chặt các quy định an toàn cháy nổ, thay cho việc cấm đoán, làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Những ý kiến phản biện thẳng thắn và có trách nhiệm này được xã hội đồng thuận. Điều đáng quan tâm hơn, là cách truyền thông như vậy, đã vô tình tạo ra hình ảnh một Việt Nam đang hạn chế xe chạy điện, đi ngược với xu hướng bảo vệ môi trường của thời đại và ảnh hưởng đến cam kết: đưa phát thải ròng về 0% vào 2050, mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký tại COP26... Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho những hậu quả nghiêm trọng từ các phương thức truyền thông đó?
 
Lý do thứ ba là: dẫn liệu không chính xác
 
Điển hình mới đây là thông tin: “Phá hơn 600 ha rừng (trong đó có hơn 137ha rừng đặc dụng) để làm hồ thủy lợi Ka Pét ở tỉnh Bình Thuận”; “ Quyết định 731 của tỉnh Thái Bình "xóa sổ" Khu BTTN đất ngập nước Tiền Hải”… đã làm cho dư luận trong nước và quốc tế dậy sóng. Nhất là các tổ chức bảo vệ môi trường, các nước đã cùng Việt Nam ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2016, cùng chung tay giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
 Trong thời điểm này, lãnh đạo Hội BVTN&MT Việt Nam, nhất là những người phụ trách truyền thông cũng phải chịu không ít áp lực. Áp lực này không chỉ đến từ các tổ chức BVMT, các tờ báo lớn, mà ngay trong đội ngũ phóng viên, BTV đang làm nhiệm vụ truyền thông của Hội.   
 
Khi thông tin chính thống được làm rõ, thì cộng đồng mới biết: Dự án hồ thủy lợi Ka Pét đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư từ năm 2019. Quyết định 731 của UBND tỉnh Thái Bình là phù hợp với Quyết định Quy hoạch 1486 của Thủ tướng Chính phủ.
 
Đặc biệt là những ý kiến tư vấn, phản biện tâm huyết, trên nền tảng khoa học của các chuyên gia hàng đầu trực thuộc VUSTA, qua các Tạp chí chuyên ngành mà các báo khai thác lại, đã góp phần ổn định dư luận xã hội. 
 
Lý do thứ tư: mang tính áp đặt
 
Phương thức truyền thông tạm gọi là mang tính áp đặt thường xảy ra trên cơ sở ý kiến phản biện của các chuyên gia, cộng thêm cách truyền tải theo kiểu “câu like câu view” tạo hiệu ứng của một số báo mạng, sẽ không ổn, nếu sử dụng trên hệ thống truyền thông của VUSTA. Bởi chúng ta đều hiểu: cho dù ý kiến của chuyên gia sâu sắc đến đâu (nhất là những ý kiến phê phán) mà người cần nhận (không đọc, không xem) thì cũng không đạt yêu cầu.
 
Ví dụ như những thông tin về: tàn sát đào rừng mỗi khi Tết đến Xuân về, trồng cây xanh, thả Thiên Nga ở Hà Nội…Hầu hết những ý kiến phản biện của các chuyên gia, thông qua mục Tản mạn Môi trường trên Webste của VACNE đã được rất nhiều người đọc (hàng nghìn lượt truy cập) và có không ít đối tác tiếp thu, chỉnh sửa và gửi lời cảm ơn Hội ,
 
Thứ năm là: thiếu tính nhân văn
 
Mặc dù vấn đề này đã ghi rõ trong nhiều văn bản luật pháp, nhưng trên các phương tiện truyền thông chính thống của nhà nước, của các Hội, ngành vẫn thấy xuất hiện. Điển hình là những thông tin quảng cáo; những bài viết giới thiệu về công nghệ, những Đề tài khoa học mới.
 
Từ những thông tin về những bài thuốc hay, những Lương y giỏi, cây thuốc quý…đăng tải trên truyền thông, nhất là truyền thông khoa học chuyên ngành, sẽ đem lại lợi ích rất lớn; đồng thời cũng sẽ đem lại thảm họa và bất ổn cho xã hội, nếu chưa được kiểm chứng.
 
Phát biểu ý kiến này, bởi chính VACNE cũng đã yêu cầu gỡ bỏ những bài viết liên quan đến chủ đề này; đồng thời cũng phân công chuyên gia phản biện lại những thông tin mang tính chất trục lợi, lừa đảo của một số tờ báo. Đơn cử như bài: Đào rừng về phố, xin chớ nặng lời;  Không có chuyện nước giếng ở Quảng Ninh “đốt cháy ngùn ngụt”; “Sâm Đại quang” không phải là sâm. .
Nhà báo Phùng Quang Chính, Phó trưởng Ban Truyền thông Hội BVTN &MT Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Một số hạn chế khi truyền thông và phổ biến kiến thức chuyên sâu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây

Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây

(Tin Môi Trường) - Kênh đào Funan Techo từ sông Mekong ra vịnh Thái Lan sẽ làm thiếu hụt nguồn nước ngọt, tăng xâm nhập mặn, đảo lộn hệ sinh thái tại miền Tây Việt Nam, theo chuyên gia.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI