»

Thứ hai, 29/04/2024, 09:25:34 AM (GMT+7)

"Nâng cao năng lực cảnh báo thiên tai, xây dựng bản đồ ngập lụt"

(12:48:53 PM 12/08/2023)
(Tin Môi Trường) - Ngày 11/8, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo chuyên đề: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về nội dung chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố.

 

Nâng[-]cao[-]năng[-]lực[-]cảnh[-]báo[-]thiên[-]tai,[-]xây[-]dựng[-]bản[-]đồ[-]ngập[-]lụt

Quan cảnh hội thảo

 
Hội thảo có sự tham dự của: đại diện các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, địa phương, một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực biến đổi khí hậu; đại diện các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết về các lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành Tài nguyên và Môi trường.
 
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành nhấn mạnh: Sau 10 năm triển khai thực hiện, cấp ủy và chính quyền các cấp, cộng đồng xã hội và người dân đã tích cực triển khai thực hiện. Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu, các công trình, dự án phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở trung ương và địa phương được tăng cường đầu tư.
 
Báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về nội dung chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nhiệm vụ và giải pháp trong thời kỳ mới, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nêu rõ: Đến nay, các mục tiêu cụ thể về ứng phó với biến đổi khí hậu đã được Nghị quyết 24-NQ/TW đề ra đều đạt được, trong đó mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP vượt mục tiêu đề ra (giảm từ 8-10% so với năm 2010), thể hiện quyết tâm mạnh mẽ đạt mục tiêu kép phát triển kinh tế đi đôi với giảm phát thải khí nhà kính. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục các lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Nhiều kết quả trong giảm thiểu, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, tuân thủ cam kết quốc tế, đề án phát triển thị trường carbon trong nước đã được xây dựng; trao đổi tín chỉ carbon quốc tế theo Cơ chế phát triển sạch, cơ chế tín chỉ chung hợp tác Việt Nam - Nhật Bản được triển khai…
 
Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu đã được nâng cao. Kịch bản biến đổi khí hậu được cập nhật định kỳ vào năm 2016 và 2020; xây dựng bản đồ ngập lụt, làm cơ sở cho các địa phương triển khai các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra đã giảm đáng kể, trong đó giai đoạn 2018-2022 giảm 18% về người, 34% về vật chất so với giai đoạn 2013-2017.
 
Công tác truyền thông được thực hiện qua nhiều hình thức thiết thực góp phần quan trọng để toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp thống nhất nhận thức và đồng hành cùng Chính phủ trong chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan.
 
Hầu hết các địa phương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương. Các thành phố, đô thị lớn ven biển đều chủ động đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng để phát triển Đồng bằng sông Cửu Long bền vững, thịnh vượng theo hướng tôn trọng quy luật tự nhiên...
 
Nhiều nội dung quan trọng tại Nghị quyết cũng đã được tích cực triển khai mang lại hiệu quả thiết thực như: Thí điểm trên toàn quốc nhiều mô hình sinh kế cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Hầu hết các chiến lược, quy hoạch quốc gia, ngành lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu. Các chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã triển khai, có đóng góp lớn trong nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu. Cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai được cải thiện, xác định cơ sở khoa học cho các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu trên quy mô cả nước. Các chương trình, hoạt động hợp tác quốc tế như: Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu đã huy động 1,5 tỷ USD triển khai trên toàn quốc, trở thành một hình mẫu về đối thoại chính sách ứng phó biến đổi khí hậu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
 
Gần đây Việt Nam đã thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với các đối tác, là động lực để chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới, thúc đẩy chuyển đổi xanh, thực hiện mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
 
Tại Hội thảo chuyên đề, các đại biểu tập trung đánh giá những kết quả đạt được trong thời gian qua về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra; chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục; thảo luận về quan điểm mới cùng những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời kỳ mới đến năm 2030 và năm 2050; trả lời các kiến nghị về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu...
Nguyễn Hồng Điệp
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Nâng cao năng lực cảnh báo thiên tai, xây dựng bản đồ ngập lụt"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây

Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây

(Tin Môi Trường) - Kênh đào Funan Techo từ sông Mekong ra vịnh Thái Lan sẽ làm thiếu hụt nguồn nước ngọt, tăng xâm nhập mặn, đảo lộn hệ sinh thái tại miền Tây Việt Nam, theo chuyên gia.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI