»

Thứ bảy, 27/04/2024, 09:17:11 AM (GMT+7)

Hệ sinh thái toàn cầu sẽ sớm rối loạn và sụp đổ

(04:16:55 AM 26/06/2023)
(Tin Môi Trường) - Trên khắp thế giới, hệ sinh thái các khu rừng nhiệt đới đang trở thành trảng cỏ và khô dần. Chúng biến thành sa mạc, cùng với các lãnh nguyên băng giá đang tan băng.

 Hệ[-]sinh[-]thái[-]toàn[-]cầu[-]sẽ[-]sớm[-]rối[-]loạn[-]và[-]sụp[-]đổ 

Cháy rừng Amazon - Ảnh: SCIENCE ALERT
 
Các nghiên cứu khoa học hiện đã ghi nhận những thay đổi như trên ở hơn 20 loại hệ sinh thái khác nhau. Đó là các hệ sinh thái đã thật sự đi qua điểm tới hạn.
 
Nhóm nhà nghiên cứu Anh, bao gồm John Dearing - giáo sư địa lý vật lý, Đại học Southampton; Gregory Cooper - nghiên cứu viên sau tiến sĩ về khả năng phục hồi sinh thái xã hội, Đại học Sheffield và Simon Willcock - giáo sư về tính bền vững, Đại học Bangor, đã công bố trên tạp chí Nature Sustainability: Trên khắp thế giới, hơn 20% hệ sinh thái đang có nguy cơ bị dịch chuyển hoặc sụp đổ sang một "chế độ" khác. 
 
Những sự sụp đổ này có thể xảy ra sớm hơn dự kiến của các nhà khoa học.
 
Con người đã gây áp lực căng thẳng cho các hệ sinh thái theo nhiều cách khác nhau. Và khi kết hợp những căng thẳng này với sự gia tăng của thời tiết khắc nghiệt do khí hậu, ngày vượt qua các điểm tới hạn này có thể được đẩy nhanh tới 80%.
 
Hệ sinh thái đại dương 'đang bên bờ vực sụp đổ' do nước biển ấm lên
Điều thực sự khiến các nhà nghiên cứu lo lắng: một hệ sinh thái sụp đổ có thể có tác động dây chuyền đến các hệ sinh thái lân cận thông qua các vòng phản hồi liên tiếp, một kịch bản "vòng lặp diệt vong sinh thái" với những hậu quả thảm khốc.
 
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm vi tính để lập hơn 70.000 mô phỏng khác nhau. Trên tất cả bốn mô hình chính, sự kết hợp giữa căng thẳng và các sự kiện cực đoan đã đưa ra ngày đến điểm sụp đổ được dự đoán trước từ 30 - 80%.
 
Điều này có nghĩa là một hệ sinh thái được dự đoán sẽ sụp đổ vào những năm 2090 do sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. 
 
Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể sụp đổ vào những năm 2030 khi nó bị những vấn nạn khác tác động vào như lượng mưa cực đoan, ô nhiễm, hoặc tăng đột biến trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
 
Theo các nhà nghiên cứu, không có cách nào để khôi phục các hệ sinh thái bị sụp đổ trong bất kỳ khung thời gian hợp lý nào. 
 
Không kịp thời cứu các hệ sinh thái ngay từ bây giờ, tương lai con cháu chúng ta sẽ phải "chịu đòn".
Gia Minh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hệ sinh thái toàn cầu sẽ sớm rối loạn và sụp đổ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim

(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Tin Môi Trường
 Phát triển giao thông xanh cho tương lai

Phát triển giao thông xanh cho tương lai

(Tin Môi Trường) - Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Tại Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi Tọa đàm “Khoa học vì cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng 19/12, các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng đã đưa ra nhận định lạc quan: 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực.

VACNE 30 năm
 Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

Australia lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới

(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu trên một con tàu của Australia ở Nam Cực đã lập bản đồ dòng hải lưu mạnh nhất thế giới để xác định cách thức dòng hải lưu này làm tan chảy các tảng băng ở Nam Cực.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI