»

Thứ hai, 20/05/2024, 15:48:12 PM (GMT+7)

Gấu Bắc Cực sắp biến mất vĩnh viễn khỏi Trái đất

(22:14:43 PM 21/07/2020)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Toronto (Canada) mới đây công bố nghiên cứu dự báo thời điểm gấu Bắc Cực có thể sẽ không còn trên Trái đất.

 

Gấu[-]Bắc[-]Cực[-]sắp[-]biến[-]mất[-]vĩnh[-]viễn[-]khỏi[-]Trái[-]đất

Băng tan nhiều hơn khiến gấu Bắc Cực phải nhịn đói nhiều hơn - Ảnh: GETTY IMAGES
 
Theo The Guardian, nhóm khoa học gia thực hiện nghiên cứu trên 13 quần thể gấu Bắc Cực lớn, chiếm gần 80% số lượng của chúng trên toàn cầu.
 
Nhóm nhận thấy khi nhiệt độ Trái đất tăng lên do biến đổi khí hậu, băng ở Bắc Cực sẽ tan nhanh hơn, những tháng nóng sẽ kéo dài hơn. Do vậy, gấu Bắc Cực đối diện chuỗi ngày nhịn đói lâu hơn. 
 
Gấu Bắc Cực thường chuyển hóa thức ăn thành năng lượng dưới các lớp mỡ để "sống qua ngày" vào những lúc khó kiếm ăn. Nhóm nghiên cứu đã mô hình hóa việc sử dụng năng lượng trong cơ thể gấu Bắc Cực để tính số ngày chúng có thể nhịn ăn. Họ cũng dựa vào dữ liệu nhiệt độ tăng hằng năm để mô phỏng các kịch bản băng tan trong tương lai.
 
Từ đó, họ tính toán thời điểm băng tan nghiêm trọng đến nỗi gấu Bắc Cực chết đói do không thể kiếm được thức ăn.
 
Cụ thể, nếu tốc độ tăng nhiệt trên Trái đất vẫn như hiện tại, từ năm 2040, nhiều quần thể gấu Bắc Cực sẽ không còn đủ số lượng để duy trì sinh sản. Cũng khoảng năm 2040, ở nhiều nơi môi trường dễ bị tổn thương, gấu Bắc Cực sẽ không còn.
 
Đây là kịch bản khi nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất vẫn tăng thêm 3,3oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.
 
Gấu[-]Bắc[-]Cực[-]sắp[-]biến[-]mất[-]vĩnh[-]viễn[-]khỏi[-]Trái[-]đất
Gấu Bắc Cực gặp nhiều khó khăn khi môi trường sống bị thu hẹp - Ảnh: GETTY IMAGES
 
Kịch bản thứ hai, nếu tốc độ tăng nhiệt trên Trái đất giữ ở mức dưới 2,4oC, quần thể gấu Bắc Cực cũng sẽ không đủ nguồn lực để sinh sản từ năm 2080. "Thành trì" cuối cùng mà gấu Bắc Cực có thể sinh sản vào thời điểm đó là quần đảo Queen Elizabeth (Canada).
 
Theo nhà sinh vật học Péter Molnar - Đại học Toronto (Canada), trưởng nhóm nghiên cứu - đến năm 2100, gần như tất cả quần thể gấu Bắc Cực trên toàn cầu sẽ ít đến độ không còn khả năng sinh sản và gần tuyệt chủng. 
 
"Nghiên cứu này là hồi chuông kêu gọi các nước cần hành động ngay, mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ môi trường sống và các loài sinh vật trên thế giới", ông Molnar nói.
 
Ông cũng nhấn mạnh gấu Bắc Cực không giống nhiều loài thú khác trên thế giới. Với các loài thú mất nơi ở, người ta có thể đem chúng đến môi trường khác hay cho sống trong môi trường nuôi nhốt, nhưng với gấu Bắc Cực, chúng chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt trong môi trường sống của mình, nơi có nhiều băng và nhiệt độ không quá nóng.
 
Nghiên cứu được nhóm đăng trên tạp chí uy tín Nature Climate Change.
 
Ước tính số lượng gấu Bắc Cực trên toàn cầu hiện tại khoảng 26.000 con. Con số này giảm nghiêm trọng. Ở vùng biển Beaufort Sea (Canada), số lượng gấu Bắc Cực giảm 25-50% trong hơn 50 năm. Tại vịnh Hudson (Canada), quần thể gấu cũng đã giảm 30% số lượng kể từ năm 1987.
T.T
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Gấu Bắc Cực sắp biến mất vĩnh viễn khỏi Trái đất

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

Thêm 5 loài cây mới lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Ngày 17/5/2024, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đã họp xem xét hàng loạt hồ sơ cây cổ thụ từ 6 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La và Khánh Hòa mới gửi về, công nhận thêm 50 cây đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam, trong đó có 5 loài thực vật mới

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI