»

Thứ bảy, 04/05/2024, 22:55:40 PM (GMT+7)

Bảo tồn, phát triển một số loài thú quý hiếm ở Vườn Quốc gia Bến En

(06:29:43 AM 08/06/2023)
(Tin Môi Trường) - Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiệm vụ khoa học “Điều tra đánh giá thực trạng các loài thú gặm nhấm và xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát triển một số loài quý hiếm, có giá trị kinh tế tại Vườn Quốc gia Bến En (giai đoạn 2022-2024)” nhằm bảo tồn các loài thú trong Bộ gặm nhấm (Rodentia). Đến thời điểm này, kiểm lâm viên đã phát hiện 27 loài thú thuộc bộ gặm nhấm thuộc 4 họ khác nhau gồm: Sóc cây, chuột, dúi và nhím, trong đó có nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

 Bảo[-]tồn,[-]phát[-]triển[-]một[-]số[-]loài[-]thú[-]quý[-]hiếm[-]ở[-]Vườn[-]Quốc[-]gia[-]Bến[-]En

Ảnh: IE

 
Phó Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En Nguyễn Đình Hiếu cho biết: Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học, các kiểm lâm viên tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố trên 60 tuyến; nghiên cứu về đặc điểm sinh cảnh sống, xác định các mối đe dọa đến các loài thú gặm nhấm tại các khu rừng Bến En. Kiểm lâm viên sẽphối hợp với các đơn vị liên quan chụp ảnh, thu thập mẫu của các loài thú quý hiếm để phục vụ điều tra, giám sát.
 
Bên cạnh đó, các kiểm lâm viên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn đa dạng sinh học cho 54 cán bộ của chính quyền địa phương, tổ chức 34 hội nghị tuyên truyền tại các thôn vùng đệm cho 2.380 người dân; nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và các loài gặm nhấm nói riêng. Kiểm lâm viên phát hành 1.500 tờ rơi giới thiệu về một số loài gặm nhấm, xây dựng kế hoạch bảo tồn, bản đồ phân bố và thực hiện nuôi thử nghiệm 2 mô hình chăn nuôi dúi mốc lớn và dúi má đào quy mô 40 cá thể để tìm phương án nhân rộng.
 
Việc thực hiện nhiệm vụ khoa học này sẽ giúp Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En bảo tồn các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng và thu hút khách đến tham quan du lịch, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Thời gian tới, Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En sẽ tiếp tục điều tra, giám sát và nuôi thử nghiệm thêm nhiều loài thú gặm nhấm khác để đánh giá toàn diện hơn. Từ đó, các bộ phận chức năng xác định được hiện trạng quần thể, bổ sung đặc điểm sinh học, sinh thái, vấn đề bảo tồn và phục hồi quần thể của các loài thú gặm nhấm hiện có.
 
Theo thống kê của Ban quản lý Vườn Quốc gia Bến En, trong các loài thú gặm nhấm mới phát hiện, có sóc bay lông tai (Belomys pearsoni) và sóc đen (Ratufa bicolor) là những loài quý hiếm, đang trong trạng thái cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng theo danh mục Sách đỏ Việt Nam  năm 2007.  Do đó, việc thực hiện dự án này sẽ cho kết quả quan trọng để triển khai hoạt động nghiên cứu về đặc điểm phân bố, tập tính, thức ăn, đặc điểm sinh cảnh sống, từ đó xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả các loài thú gặm nhấm tại Bến En.
Nguyễn Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo tồn, phát triển một số loài thú quý hiếm ở Vườn Quốc gia Bến En

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích

Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích

(Tin Môi Trường) - Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có tình trạng sử dụng đất công ích không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chiếm dụng, cho thuê sai quy định tại một số nơi do buông lỏng quản lý, sử dụng. Việc quản lý lỏng lẻo này còn làm gia tăng tình trạng khiếu nại, gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào cuối năm 2023.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI