»

Thứ bảy, 04/05/2024, 21:29:26 PM (GMT+7)

WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực

(13:31:59 PM 12/08/2023)
(Tin Môi Trường) - Vào Ngày Voi thế giới năm nay (12/8), Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đã ra mắt Liên minh Voi Châu Á (AEA) nhằm đảm bảo một tương lai giảm thiểu tình trạng chia cắt và mất đi môi trường sống của voi, giúp con người và voi cùng chung sống một cách bền vững và duy trì ổn định quần thể voi hoang dã.

 WWF[-]khởi[-]động[-]sáng[-]kiến[-]mới[-]về[-]voi[-]châu[-]Á[-]trong[-]khu[-]vực

Voi châu Á tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, Đăk Lăk

 

Ngày Voi thế giới do Thái Lan khởi xướng hơn một thập kỷ trước nhằm nâng cao tầm quan trọng của loài động vật có bộ da dày này trên toàn cầu và thu hút sự ủng hộ để tập hợp nguồn lực giải quyết các vấn đề mà voi đang gặp phải. Với triết lý cốt lõi là nỗ lực tập thể, Ngày Voi thế giới nhằm khuyến khích sự hợp tác mạnh mẽ giữa các chính phủ, khối tư nhân, các tổ chức dân sự và công dân để hỗ trợ các nỗ lực bảo tồn voi hoang dã.
 
Bà Natalie Phaholyothin, Giám đốc điều hành của WWF-Thái Lan cho biết “Liên minh Voi Châu Á được thành lập dựa trên tinh thần của Ngày Voi thế giới, đó chính là sự hợp tác và hành động tập thể. Điều này cho thấy thách thức mà loài voi trong khu vực phải đối mặt không thể được giải quyết một cách riêng rẽ.”
 
Voi châu Á đang bị đe dọa trên toàn cầu, đặc biệt ở Đông Nam Á và Trung Quốc, theo thống kê chỉ còn khoảng 8.000-11.000 cá thể voi châu Á hoang dã trải rộng ở 8 quốc gia - Campuchia, miền nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Môi trường sống mất đi và bị chia cắt, xung đột giữa người và voi, nạn săn trộm và cô lập các quần thể voi nhỏ đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh số lượng voi trên toàn khu vực, với một số quần thể voi quốc gia hiện được ước tính ở mức thấp chỉ vài trăm con và một số cá thể voi bị cô lập hoàn toàn trong một số trường hợp .
 
Bà Lan Mercado, Giám đốc WWF khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho biết “Voi châu Á có kích thước to lớn về mặt hữu hình và đóng vai trò quan trọng trong bản sắc văn hóa khu vực. Chúng ta cần hành động để đảo ngược xu hướng suy giảm cá thể voi đồng thời giám sát sự tương tác giữa voi với người dân để các cộng đồng địa phương đã tồn tại bên cạnh loài động vật này không bị ảnh hưởng theo cách mất cân bằng. Chúng ta cần tham gia cộng đồng bảo vệ loài voi Elly Allies.”
 
Để ngăn chặn tình trạng sụt giảm cá thể voi đáng báo động trong khu vực và tạo ra một môi trường chung sống bền vững với con người, WWF đặt mục tiêu hợp tác với các tổ chức và nhân vật chủ chốt có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực đến tương lai của loài voi ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Mục tiêu của sáng kiến khu vực là hợp tác để nhân rộng các mô hình bảo tồn thành công mang lại lợi ích cho cả loài voi và con người.
 
Một ví dụ điển hình là phương pháp tiếp cận “không gian sống” được thử nghiệm ở bang Sabah, Malaysia, nơi một công ty nông nghiệp tư nhân đang làm việc với WWF và chính quyền địa phương để đảm bảo kết nối môi trường sống và nguồn thức ăn dồi dào cho voi Borneo bản địa. Mô hình này vừa giúp cộng đồng địa phương và công ty ít rơi vào tình trạng mất mùa hơn, vừa giúp cải thiện môi trường sống cho voi và các loài động vật hoang dã khác.
 
Bà Nilanga Jayasinghe, Trưởng nhóm phụ trách chương trình Voi châu Á của WWF cho biết “Voi là một phần của cảnh quan thiên nhiên châu Á trong nhiều thiên niên kỷ và bẩm sinh đã có quyền tồn tại. Đây là loài động vật chủ chốt mang lại lợi ích cho con người và các động vật hoang dã khác trong môi trường sống của chúng, nhưng hơn hết, chúng có giá trị nội tại là loài động vật có vú trên cạn lớn nhất ở châu Á. Bảo tồn voi không chỉ là hành động duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái của chúng và bảo tồn các giá trị văn hóa, mà còn là tạo cơ hội cho chúng sinh tồn và phát triển trong tự nhiên.”
PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích

Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích

(Tin Môi Trường) - Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có tình trạng sử dụng đất công ích không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chiếm dụng, cho thuê sai quy định tại một số nơi do buông lỏng quản lý, sử dụng. Việc quản lý lỏng lẻo này còn làm gia tăng tình trạng khiếu nại, gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

Công nhận quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào cuối năm 2023.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI