»

Thứ năm, 16/05/2024, 05:58:44 AM (GMT+7)

Gió đại dương - thủ phạm chính khiến nước biển ấm lên

(12:24:25 PM 26/09/2014)
(Tin Môi Trường) - Từ lâu, giới khoa học vẫn tin rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến nhiệt độ tại các vùng biển Thái Bình Dương ở Bắc Mỹ gia tăng trong một thế kỷ qua. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ số ra ngày 22/9 lại cho thấy chính sự thay đổi tự nhiên về hướng và vận tốc của gió đại dương mới là "thủ phạm" gây ra tình trạng ấm lên ở các đại dương.


Gió[-]đại[-]dương[-]-[-]thủ[-]phạm[-]chính[-]khiến[-]nước[-]biển[-]ấm[-]lên

Ảnh minh hoạ: IE

 

Các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu khí quyển và đại dương thuộc Đại học Washington và Cơ quan Khí quyển và hải dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã tiến hành so sánh nền nhiệt và áp suất không khí trên bề mặt các đại dương từ năm 1900 đến năm 2012. Áp suất không khí là số liệu căn cứ để đo tốc độ gió và xác định hướng gió.


Theo báo cáo, trong giai đoạn trên, nền nhiệt trên bề mặt các vùng biển từ Hawaii đến Alaska cũng như các vùng biển phía dưới như British Columbia, Washington, Oregon và California đã tăng khoảng 1 độ F. Các nhà khoa học chỉ ra rằng hướng gió và sức gió thay đổi khiến nền nhiệt đại dương thay đổi. Cụ thể, sức gió càng mạnh khiến tốc độ bay hơi nước trên biển càng nhanh. Các loại gió từ phương Nam mang đến nền nhiệt ấm áp hơn, trong khi gió phương Bắc mang đến nền nhiệt mát mẻ hơn.


Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này sau khi được công bố đã khiến nhiều nhà khoa học nghi ngờ. Một số chuyên gia khí tượng bày tỏ nghi ngại khi nhóm nghiên cứu đã không đưa ra hình ảnh phân tích đồ họa và các số liệu thống kê cặn kẽ. Nhiều chuyên gia khác lại đặt câu hỏi về việc làm thế nào nhóm nghiên cứu khẳng định sự thay đổi về hướng và vận tốc gió là tự nhiên và không phải do biến đổi khí hậu.


Giải thích về điều này, trưởng nhóm nghiên cứu Jim Johnstone nêu rõ giai đoạn nước biển ấm lên nhanh chóng từ năm 1920-1940 xảy ra trước khi lượng khí carbon thế giới thải ra gia tăng khó kiểm soát như hiện nay. Trong khi đó, giai đoạn nước biển mát lên từ 1998-2013 cũng xảy ra khi nền nhiệt trung bình toàn cầu gần như ở mức rất cao. Cũng theo ông Johnstone, sự thay đổi về hướng và vận tốc gió xảy ra trước sự thay đổi về nhiệt của bề mặt các đại dương khoảng 4 tháng. Điều này cho thấy gió chính là yếu tố gây ra sự thay đổi nhiệt độ.

Nguồn: TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Gió đại dương - thủ phạm chính khiến nước biển ấm lên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI