»

Thứ hai, 29/04/2024, 04:49:04 AM (GMT+7)

Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả

(20:30:43 PM 02/04/2021)
(Tin Môi Trường) - Rạn san hô Great Barrier gần như không có khả năng hồi phục. Di sản được UNESCO công nhận này đứng trước nguy cơ bị mất mát từ 70 đến 99% san hô trừ khi "các hành động thiết thực" ngay lập tức được thực hiện để đảo ngược tình trạng nóng lên toàn cầu, theo một báo cáo mới.

Học viện Khoa học Úc cho biết mục tiêu đầy tham vọng của Thỏa thuận Khí hậu Paris đó là giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ hiện đã trượt khỏi tầm tay và "hầu như không thể thực hiện được".

 

Thế[-]giới[-]không[-]tránh[-]khỏi[-]việc[-]nóng[-]lên[-]1,5[-]độ,[-]nhân[-]loại[-]chờ[-]đón[-]hậu[-]quả
Tẩy trắng san hô xảy ra gần Đảo Lizard thuộc Rạn san hô Great Barrier trong năm 2016.
 
“Hạn chế sự gia tăng nhiệt độ xuống mức thấp hơn mục tiêu của Thỏa thuận Paris là một việc cực kỳ khó khăn. Chỉ còn ba hoặc bốn năm nữa và với lượng khí thải ở mức hiện tại, mục tiêu này hầu như không thể đạt được”, theo báo cáo Những rủi ro đối với Úc của một thế giới nóng hơn 3 độ C.
 
Theo một trong những tác giả, Ove Hoegh-Guldberg, một nhà sinh vật học và nhà khoa học khí hậu chuyên về các rạn san hô, cho biết nếu sự ấm lên 1,5 độ được duy trì, rạn san hô Great Barrier sẽ không còn tồn tại.
 
Khi khí hậu ấm lên 1,5 độ, rạn san hô sẽ co lại từ 70 đến 90%. Ấm lên 2 độ, chỉ 1% rạn san hô sẽ còn tồn tại.
 
Nếu sự ấm lên được ổn định, những san hô sống sót thích hợp với nhiệt độ ấm hơn có thể sẽ quay trở lại bao phủ rạn san hô. Giáo sư Hoegh-Guldberg cho biết nếu khí hậu tiếp tục không suy giảm, san hô sẽ biến mất hoàn toàn để được thay thế bởi các sinh vật khác như rong biển và vi khuẩn.
 
Ông nói: “Có thể thấy được rằng vào lúc đấy địa điểm này sẽ khó mà tạo ra thu nhập 5 tỉ USD như rạn san hô hiện đang tạo ra cho ngành du lịch".
 
Một tác giả khác, Giáo sư Lesley Hughes của Đại học Macquarie, cho biết với tốc độ phát thải hiện tại, thế giới có khả năng vượt quá “ngân sách carbon” 1,5 độ vào năm 2025.
 
Theo báo cáo, Trái Đất đã ấm lên 1,1 độ kể từ đầu kỷ nguyên công nghiệp.
 
Tuy nhiên, hiện tượng ấm lên không ảnh hưởng đồng đều trên khắp thế giới và theo Giáo sư Hughes, Úc đang trải qua thời kỳ ấm lên 1,4 độ.
 
Bà nói: “Những quan sát mà chúng tôi thấy được về những điều như những vụ cháy rừng chưa từng có và việc tẩy trắng thường xuyên ở Rạn san hô Great Barrier tương thích với những dự đoán đã được đưa ra trước đây về một thế giới ấm hơn 1,5 độ”.
 
“Đây đã là một thế giới hết sức khó khăn và điểm chính của báo cáo là chỉ ra rằng nếu bạn nghĩ rằng điều này là khó khăn, thì hãy tưởng tượng sự ấm lên gấp đôi hoặc gấp ba lần mà chúng ta hiện đang trải qua.”
 
Trong kịch bản này, đám cháy Mùa hè Đen tại Úc năm 2019-2020 có thể sẽ trở thành một sự kiện thường niên và những trận lũ lụt xảy ra 1 lần trong 100 năm sẽ trở nên thường xuyên hơn.
 
Giáo sư Hoegh-Guldberg cho biết sẽ rất "tai hại" nếu các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách coi báo cáo này là cái cớ để từ bỏ việc giảm phát thải.
 
Thay vào đó, ông nói rằng đó là bằng chứng nữa cho thấy các chính phủ cần chuyển từ “chủ nghĩa hành động dần dần sang hành động thiết thực”. Điều này có nghĩa là cam kết hoàn thành mục tiêu trung lập carbon vào năm 2050, đồng thời phải cắt giảm đáng kể hàng năm theo hướng dẫn của mục tiêu cắt giảm đáng kể vào năm 2030.
 
 Thế[-]giới[-]không[-]tránh[-]khỏi[-]việc[-]nóng[-]lên[-]1,5[-]độ,[-]nhân[-]loại[-]chờ[-]đón[-]hậu[-]quả 
Rạn san hô đẹp nhất thế giới này có thể sẽ biến mất hoàn toàn trong tương lai gần.
 
Giáo sư Frank Jotzo, một người đóng góp khác cho báo cáo và là giám đốc Trung tâm Chính sách và Kinh tế Khí hậu của Đại học Quốc gia Úc, cho biết ông đồng ý 1,5 độ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên những hành động thiết thực và ngay lập tức vẫn có thể khiến thế giới ổn định ở mức từ 1,5 đến 2 độ, điều này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với chất lượng cuộc sống trên trái đất.
 
Theo Giáo sư Jotzo, tốc độ tăng trưởng chưa từng có của điện gió và năng lượng mặt trời trong những năm vừa qua không chỉ cho thấy thế giới có công nghệ thay thế hóa thạch bằng năng lượng sạch, mà năng lượng sản xuất ra sẽ rẻ hơn so với các nguồn hóa thạch truyền thống như dầu và khí đốt.
 
"Từ đó, chúng ta có thể đủ khả năng chi tiêu cho các công nghệ lưu trữ như pin và thủy điện được bơm", Jotzo nói.
 
Tại Hội nghị Khí hậu Paris năm 2016, Úc đã ký thỏa thuận giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ và càng gần 1,5 độ càng tốt. Vào thời điểm đó, Úc cam kết giảm 26-28% lượng khí thải dựa trên mức năm 2005 vào năm 2030. Thỏa thuận bao gồm một cơ chế gọi là bánh cóc được thiết kế để khuyến khích các quốc gia nâng cao mục tiêu của mình.
 
Trong năm qua, số lượng các quốc gia có mục tiêu trung lập carbon vào giữa thế kỷ này đã tăng vọt từ khoảng 25% lên 75%.
 
Giờ đây, áp lực đang gia tăng đối với các quốc gia trong việc thực hiện các mục tiêu năm 2030. Giáo sư Jotzo cho biết ông tin rằng Mỹ, nước sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khí hậu với 40 nhà lãnh đạo thế giới trong tháng này, có thể sẽ tăng gấp đôi mục tiêu năm 2030 lên khoảng 50%, gia tăng áp lực đối với Úc trong việc nâng cao mục tiêu.
 
Người phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Giảm phát thải Úc Angus Taylor cho biết hiện tượng nóng lên toàn cầu là “một vấn đề toàn cầu đòi hỏi một giải pháp toàn cầu”.
 
Người phát ngôn cho biết: “Con đường duy nhất để tất cả các quốc gia đạt được trung lập carbon là đưa các công nghệ phát thải thấp lên sử dụng ngang ngửa với các giải pháp thay thế hiện có".
 
“Khi các nước đang phát triển không còn bị buộc phải lựa chọn giữa tăng trưởng với giảm khí thải cacbon, thì lượng khí thải toàn cầu sẽ giảm".
 
“Úc có những mục tiêu mạnh mẽ, một thành tích đáng ghen tị và một kế hoạch có trách nhiệm để giảm chi phí cho các công nghệ phát thải thấp”.
(Hoàng Phương/MTG)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thế giới không tránh khỏi việc nóng lên 1,5 độ, nhân loại chờ đón hậu quả

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Vì sao 40ha rừng tràm ở Cà Mau cháy lớn?

Vì sao 40ha rừng tràm ở Cà Mau cháy lớn?

(Tin Môi Trường) - Nguyên nhân khách quan dẫn đến vụ cháy lớn 40ha rừng tràm ở Cà Mau do nắng hạn gay gắt; còn chủ quan là chưa chủ động thực hiện tốt công tác phóng cháy, chữa cháy trên địa bàn quản lý.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI