»

Thứ tư, 15/05/2024, 13:47:51 PM (GMT+7)

Biển Greenland ấm lên nhanh hơn so với các đại dương của thế giới

(08:36:32 AM 27/09/2013)
(Tin Môi Trường) - Sự nóng lên gần đây của biển Greenland đã cao hơn 10 lần so với sự ấm lên của các đại dương trên toàn cầu. Các nhà khoa học từ viện Alfred Wegener, Trung tâm nghiên cứu Helmholtz về Bắc Cực và Biển công bố những phát hiện này trên tạp chí Geophysical Research Letters. Họ đã phân tích những dữ liệu về nhiệt độ từ năm 1950 đến 2010 của biển Greenland. Biển nằm ở phía nam của Bắc Băng Dương.

Sự tăng lên về nhiệt độ của nước ở Greenland từ 1950-2010. Nhiệt độ trung bình (° C) từ 2000 m đến tận cùng trung tâm biển Greenland (74-76 ° N, 0-6 ° W) 1950-2009 (đường màu đỏ). Đường màu xám cho thấy phạm vi nhiệt độ từ 2000 m (giới hạn ấm) đến dưới cùng (giới hạn lạnh hơn). (Ảnh: Alfred-Wegener-Institut)

 

Từ năm 1993, những nhà hải dương học từ viện Alfred Wegener và Trung tâm nghiên cứu Helmholtz đã tiến hành những cuộc thám hiểm đến Greenland bằng những con thuyền phá băng Polarstern để kiểm tra những thay đổi trong vùng này. Chương trình nghiên cứu bao gồm những phép đo lường nhiệt độ và độ mặn của biển.Trong các nghiên cứu hiện tại, các nhà khoa học AWI đã kết hợp các quan sát và dữ liệu từ năm 1950. Kết quả của các phân tích cho thấy trong ba mươi năm cuối, nhiệt độ của nước ở độ sâu 2000m và đáy biển đã tăng lên 0,3 độ Celsius. 

 

“0,3 nghe có vẻ như là một con số nhỏ, tuy nhiên, chúng ta cần thấy rằng một lượng lớn nước đã bị làm nóng lên”,đội trưởng đội nghiên cứu Tiến sĩ Raquel Somavilla Cabrillo và các nhà khoa học AWI phát biểu. Lượng nhiệt tich lũy ở 1,5km thấp nhất ở biển Greenland sẽ làm bầu không khí Châu Âu ấm lên 4 độ Celsius. Greenland chỉ là một phần nhỏ của đại dương trên toàn cầu.Tuy nhiên, sự gia tăng quan sát 0,3 độ Celsius ở Greenland đã gấp 10 lần so với sự gia tăng trung bình của đại dương trên thế giới. Cũng chính vì lý do này, các nghiên cứu ít ỏi còn ở khu vực này cần được đưa vào xem xét.

  

Nguyên nhân của sự nóng lên là vì sự thay đổi trong 2 quá trình xảy ra ở Greenland: dòng đối lưu sâu của bề mặt nước cực lạnh vào mùa đông và dòng nước tương đối ấm từ bên trong Bắc Băng Dương. “Đến đầu những năm 1980, trung tâm của vùng biển Greenland đã được hoà trộn từ mặt biển đến đáy biển bởi sự lạnh của mùa đông làm cho bề mặt nước đủ độ dày và đặc để có thể đụng đến đáy biển”, Somavilla giải thích. “ Sự di chuyển của dòng nước lạnh từ mặt biển đến đáy chưa từng xảy ra trong suốt 30 năm qua. Tuy nhiên, dòng nước nóng vẫn tiếp tục chảy từ Bắc Băng Dương vào Greenland. Làm mát từ phía trên bề mặt và làm ấm bằng các dòng nước đã không còn cân bằng, do đó, Greendland dần dần ngày càng trở nên ấm hơn.”

 

Những thay đổi đã cho các nhà khoa học AWI các cơ hội nghiên cứu độc đáo. Giáo sư tiến sĩ Ursula Schauer, trưởng bang Cục quan sát hải dương học viện Alfred Wegener phát biểu về dự án:"Chúng ta có thể dùng các thay đổi này như một thí nghiệm thiên nhiên. Sự ấm lên cho phép chúng ta tính toán được lượng nước chảy từ trung tâm Bắc Băng Dương vào biển Greenland".

 

Để hiểu rõ hơn việc các đại dương trên thế giới phản ứng với biến đổi khí hậu như thế nào, các nhà khoa học cần nghiên cứu chi tiết hơn về Bắc Băng Dương. Nhà khoa học AWI, Schauer phát biểu : "Quán tính nhiệt và khối lượng lớn của đại dương chính là cái đệm mạnh cho cho sự ấm lên toàn cầu. Đặc biệt, đại dương ở các cực rất khó nghiên cứu. Nếu muốn hiểu rõ hơn vai trò của đại dương trong hệ thống khí hậu, chúng ta cần mở rộng các phép đo ở các vùng xa hơn như Bắc cực". Và vì lý do này, Schauer đã lên kế hoạch để tiếp tục cuộc thám hiểm Polarstern.

Tại sao các vùng nước sâu trong Bắc Băng Dương lại ấm ?

    

Nhiệt độ trung bình của nước sâu trong lòng Bắc Băng Dương là -0,9 độ Celsius, ấm hơn nhiều so với bề mặt Greenland là -1,8 độ Celsius vào mùa đông. Tuy nhiên, sự ấm áp của Bắc Cực đến từ đâu ? Đây chính là một phản ứng di truyền dài xảy ra ở các vùng nước nông trên các cạnh của biển Bắc Băng Dương - chính ngay tại đó là nơi những tảng băng mùa đông hình thành. Khi băng biển hình thành,muối không được kèm theo. Do đó nó để lại băng thay vì làm tăng độ mặn và mật độ của lớp nước bên dưới băng.

 

Do mật độ tăng, nước trở nên nặng hơn và chìm xuống. Ta cũng có thể so sánh quá trình chìm này của nước với quả cầu tuyết rơi từ một sườn tuyết dốc. Thời gian quả cầu tuyết rơi càng dài, càng nhiều tuyết bám vào nó. Điều đó có nghĩa là trong khi chìm xuống thềm lục địa Bắc Cực, các khối nước mặn sẽ đi qua các dòng nước ấm của Đại Tây Dương. Chúng sẽ lấy một phần muối và nhiệt của dòng Đại Tây Dương này và chìm xuống sâu hơn trong Bắc Băng Dương. Ở dưới cùng của Bắc Băng Dương, những khối nước này sẽ chìm xuống sâu và hình thành một khối nước ấm và sau đó chảy từ Bắc Băng Dương vào Greenland.

NGỌC NHIÊN tmt (Nguồn: sciencedaily)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biển Greenland ấm lên nhanh hơn so với các đại dương của thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

Miền Trung có nơi nắng nóng kỷ lục 43 độ C

(Tin Môi Trường) - Kỷ lục về nắng nóng vừa được thiết lập nhiều nơi ở miền Trung ngày hôm trước đã bị xô đổ ngay lập tức. Nhiều nơi nắng nóng kỷ lục chưa từng có.

Tin Môi Trường
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI