»

Thứ hai, 20/05/2024, 01:04:48 AM (GMT+7)

Gần như tất cả người dân đang xài khẩu trang sai cách

(21:29:27 PM 03/02/2020)
(Tin Môi Trường) - Nguyên phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Lê Trường Giang cho rằng gần như 100% người dân đang xài khẩu trang sai cách và như thế 'nguy cơ bị nhiễm bệnh còn cao hơn' không đeo.

Gần[-]như[-]tất[-]cả[-]người[-]dân[-]đang[-]xài[-]khẩu[-]trang[-]sai[-]cách

Ông Lê Trường Giang giải thích cách đeo khẩu trang sao cho đúng - Ảnh: TỰ TRUNG

 
Tại cuộc họp kiểm tra tình hình thực hiện và triển khai bổ sung các giải pháp phòng chống dịch bệnh do virus corona của TP.HCM chiều 3-2, ông Lê Trường Giang cho rằng dù Bộ Y tế đã công khai phổ biến thông tin về các bước sử dụng khẩu trang sao cho đúng nhưng hầu như 100% người dân đều sử dụng sai.
 
“Do vậy, ngành y tế phải quy định rõ đối tượng nào bắt buộc phải đeo khẩu trang. Và phải khuyến cáo rõ nếu đeo không đúng cách thì nguy cơ nhiễm bệnh còn cao hơn” - ông Giang đề nghị.
 
Theo ông Giang, khẩu trang đeo đúng là chỉ được tháo từ phía dây đeo và tháo ra xong phải bỏ thẳng vào thùng rác. 
 
"Người dân hiện nay đa số đeo vào rồi tháo ra, chạm tay vào khẩu trang rồi lại đeo lại, cứ thế nhiều lần. Vì thế, cần thông tin rộng rãi để người dân hiểu và tự quyết định cách bảo vệ cho mình", ông Giang chỉ ra sai sót.
 
Ông Đỗ Văn Dũng - trưởng Phòng nghiệp vụ dược, Sở Y tế TP - cũng cho biết trung bình cứ 8 tiếng phải thay khẩu trang một lần, một người mỗi ngày xài khoảng 3 cái. Như vậy để cung cấp cho 11 triệu dân của TP thì số lượng rất cao. Vì thế có thể phải sử dụng thêm khẩu trang vải có giặt hấp cẩn thận để dùng thêm trong ngày.
 
Theo ông Dũng, hiện ngành bưu điện đã thông báo không nhận gửi khẩu trang và dung dịch rửa tay ra nước ngoài.
 
Ngoài ra, cũng có ý kiến đề xuất sử dụng tinh dầu tràm để tăng cường tính năng. Mỗi khẩu trang giấy nếu nhỏ thêm một giọt tinh dầu tràm thì khả năng bao vệ tăng cao hơn. Ngành Y tế TP sẽ làm việc thêm với các nhà khoa học, chuyên gia về việc này.
 
Gần[-]như[-]tất[-]cả[-]người[-]dân[-]đang[-]xài[-]khẩu[-]trang[-]sai[-]cách
Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Phạm Thành Kiên trình bày về tình hình cung ứng khẩu trang y tế - Ảnh: TỰ TRUNG
 
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Công thương Phạm Thành Kiên cho biết từ giờ cho đến cuối tháng 2-2020, lượng khẩu trang cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu, ngoài ra sẽ có phương án tăng cường sản xuất.
 
Hiện khó khăn lớn nhất của các công ty sản xuất khẩu trang y tế là thiếu hụt nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
 
Nghe đến đây, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong tỏ ý chưa hài lòng.
 
“Chẳng lẽ thiếu nguyên liệu nhập khẩu thì hoàn toàn bó tay? Chúng ta phải lo cho người dân TP và cả khách vãng lai nữa. Thiếu nguyên liệu thì giải pháp là gì? Sở Công thương cần TP hỗ trợ cái gì phải tính toán ngay. Chống dịch như chống giặc, không thể chần chừ” - ông Phong nói.
 
Ông Phong cũng yêu cầu trong mọi trường hợp, khẩu trang cung cấp cho dân phải đảm bảo chuẩn chất, không thể nói do thiếu nhiên liệu mà không đảm bảo, bởi nếu không đảm bảo thì “chẳng khác nào lấy một tờ giấy bịt lên mũi”.
T.T
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Gần như tất cả người dân đang xài khẩu trang sai cách

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững

(Tin Môi Trường) - Việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên ở vùng đất "Chín Rồng" là thách thức cần nhiều giải pháp đổi mới và sáng tạo gắn với kinh tế xanh. Vựa nông sản của đất nước

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI