»

Chủ nhật, 05/05/2024, 07:21:09 AM (GMT+7)

Tìm sinh kế bền vững cho người dân sống trên khu vực bảo tồn Hòn Mun

(05:53:33 AM 08/12/2023)
(Tin Môi Trường) - Sáng 7/12 tại thành phố Nha Trang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các đơn vị tổ chức diễn đàn "Đối thoại về nguồn vốn tự nhiên, văn hóa, xã hội phục vụ sinh kế bền vững cho cộng đồng tổ dân phố Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên". Chương trình có sự tham gia của hơn 40 đại biểu gồm các chuyên gia, đại diện các sở ban ngành; doanh nghiệp du lịch và cộng đồng người dân Bích Đầm.

 Tìm[-]sinh[-]kế[-]bền[-]vững[-]cho[-]người[-]dân[-]sống[-]trên[-]khu[-]vực[-]bảo[-]tồn[-]Hòn[-]Mun

Ảnh minh họa: IE

 
Diễn đàn là một trong những nội dung nằm trong Dự án "Thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa" do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh điều hành và triển khai thực hiện trong 1 năm từ tháng 7/2023 - 6/2024. Dự án hướng tới mục tiêu cụ thể xây dựng và triển khai cơ chế đối thoại công - tư trong bảo vệ môi trường và bảo vệ rạn san hô phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun, vịnh Nha Trang; giảm thiểu rác thải nhựa và suy thoái rạn san hô; tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân tổ dân phố Bích Đầm.
 
Bà Phan Thị Hòa Bình, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa cho biết, Tổ dân phố Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang tọa lạc trên một hòn đảo, nằm trong phân khu bảo tồn nghiêm ngặt Hòn Mun, vịnh Nha Trang. Nơi đây có khoảng 228 hộ dân với khoảng 880 nhân khẩu. Hoạt động kinh tế chính của người dân là khai thác và nuôi trồng thủy sản.
 
Các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng trên vùng vịnh Nha Trang đã gây tổn hại nghiêm trọng cho vùng biển này, đặc biệt là khu vực biển Hòn Mun. Do đó, Dự án của Hội Phụ nữ triển khai lần này mong muốn cùng với hệ thống chính trị tỉnh chung tay giúp đỡ người dân tại chỗ có đời sống tốt hơn, góp phần bảo tồn rạn san hô, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên trên vịnh Nha Trang.
 
Tại diễn đàn, các chuyên gia, điều phối viên dự án báo cáo kết quả khảo sát hiện trường tại tổ dân phố Bích Đầm để xác định tình trạng các di tích và giá trị văn hoá hiện có. Theo đó, vào tháng 10/2023, nhóm chuyên gia dự án đã phối hợp với các đơn vị tiến hành khảo sát hiện trường tại tổ dân phố Bích Đầm để xác định tình trạng các di tích và giá trị văn hóa hiện có gồm Đình Bích Đầm, cây cổ thụ hơn 100 tuổi, chùa Bích Sơn, miếu An Thanh, biển Bích Đầm, làng chài Bích Đầm, ngọn hải đăng Hòn Lớn, văn hóa ẩm thực và lễ hội Bích Đầm…
 
Trên cơ sở khảo sát các đại biểu đối thoại, thảo luận về nguồn vốn tự nhiên, văn hoá và xã hội phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng Bích Đầm như hình thức hỗ trợ từ Nhà nước, cộng đồng, doanh nghiệp trong việc tôn tạo, gìn giữ các di tích lịch sử và phát huy các giá trị văn hóa ở Bích Đầm; kiến nghị mô hình sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư Bích Đầm cũng như người dân sống lân cận ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun, vịnh Nha Trang trong tương lai và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn rạn san hô ở Hòn Mun gắn với sinh kế bền vững cho cộng đồng.
 
Ông Nguyễn Hòa, Tổ trưởng Tổ dân phố Bích Đầm là người dân sống lâu đời ở Bích Đầm cho rằng, điều kiện sống của người dân trên đảo Bích Đầm còn nhiều khó khăn, phần lớn là do chưa có hệ thống điện lưới quốc gia. Từ đây, các công tác phát triển kinh tế của địa phương vẫn còn hạn chế, người dân chưa thể yên tâm sống trên đảo, giữ đảo và phát huy hết các giá trị văn hóa để có sinh kế bền vững. Kiến nghị của ông Hòa cũng như nhiều người dân và các đơn vị du lịch, lữ hành là tạo điều kiện lưới điện quốc gia cho tổ dân phố Bích Đầm.
 
Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã nhìn thấy những giá trị tiềm năng của Bích Đầm. Tuy nhiên, để phát huy giá trị này, chính những người dân cần phải tự nhận thức và thay đổi cách nghĩ và hành động, nuôi thủy sản thân thiện với môi trường, hoạt động các ngành nghề phụ trợ phù hợp. Đây chính là những sinh kế bền vững tận dụng từ giá trị văn hóa của địa phương. Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa - ông Phạm Minh Nhựt khẳng định, các đơn vị trong ngành Du lịch sẵn sàng hỗ trợ con người để tập huấn, cùng với người dân trên đảo Bích Đầm làm du lịch cộng đồng một cách chuyên nghiệp, tạo nên giá trị, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, giữ gìn môi trường trên vịnh xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững.
 
Về phía thành phố Nha Trang, ông Lưu Thành Nhân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố nhìn nhận về việc bảo tồn tổng thể trên vịnh Nha Trang, đơn vị đã có những hành động cụ thể trong suốt thời gian qua và đã có những kết quả tích cực. Tuy nhiên, để làm tốt công tác bảo tồn, tạo sinh kế bền vững cho người dân ở tổ dân phố Bích Đầm cần rất nhiều ban ngành, trong đó cốt lõi là chính mỗi người dân Bích Đầm cần hiểu các giá trị văn hóa nơi mình sống, tự hào với chính những gì quê hương có được, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống, môi trường vịnh Nha Trang nói riêng, biển của nước ta nói chung.
 
“Chỉ khi người dân tự hào, họ mới tạo nên giá trị khác biệt để có sinh kế bền vững. Diễn đàn đã có rất nhiều ý kiến gợi mở liên quan đến giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, tiềm năng tự nhiên để bà con Bích Đầm làm du lịch cộng đồng, ngành dược liệu biển, các ngành giải trí từ việc câu, đánh bắt cá hiệu quả. Chúng ta phải biến những ý tưởng, cảm hứng đó thành hành động. Từ đó phân tích, đánh giá, kiến nghị các chính sách phù hợp để phát triển", Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chu Hồi, đại diện Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu nêu giải pháp.
Phan Sáu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tìm sinh kế bền vững cho người dân sống trên khu vực bảo tồn Hòn Mun

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
CPECO
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vầng trăng soi những phận người

Vầng trăng soi những phận người

(Tin Môi Trường) - Tôi có cảm giác như có một vầng trăng tỏa sáng, soi chiếu vào cuộc đời những phận người khi đọc tập truyện ngắn "Gửi trăng về núi"của tác giả Hoàng Thị Hiền.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

Chung tay giảm rác thải nhựa tại Côn Đảo

(Tin Môi Trường) - Ngày 9/12, tại đường Tôn Đức Thắng (Di tích Cầu tàu 914, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cùng đại diện các hãng hàng không, cảng hàng không, hãng tàu khách, cảng tàu khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch hoạt động trên địa bàn huyện ký cam kết tham gia giảm nhựa và ra mắt mô hình check-in “Du lịch giảm nhựa” tại Côn Đảo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch

(Tin Môi Trường) - Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề thách thức lớn trên toàn cầu, gây ra những tác động rất nguy hại tới môi trường đặc biệt môi trường biển. Trong những năm gần đây, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI