»

Thứ hai, 20/05/2024, 04:50:00 AM (GMT+7)

Tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo: Cần thỉnh lư hương về vị trí cũ

(21:30:46 PM 06/10/2021)
(Tin Môi Trường) - Tượng đài cùng với lư hương trong không gian đô thị Sài Gòn – TP.HCM không chỉ là cảnh quan kiến trúc mà quan trọng hơn, là một địa điểm, cảnh quan nằm trong hệ thống những di tích tâm linh, mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng dân cư từ nhiều nguồn gốc, nhiều nơi chốn đã tập hợp sinh sống ở đây.

Cuối tháng 9.2021, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết thành phố sẽ công bố phương án thiết kế, tôn tạo tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo. Sau khi công bố, thành phố mời người dân góp ý phương án trùng tu tượng, phù điêu, màu sắc, lư hương…

 

Ngày 1.10.2021, thông tin trên báo chí cho biết Sở Xây dựng TP.HCM đã có văn bản gửi UBND TP.HCM báo cáo kết quả kiểm định và phương án sửa chữa tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh (Phường Bến Thành, Quận 1). Theo đó, Sở Xây dựng kiến nghị thực hiện sửa chữa theo nguyên tắc không làm thay đổi đặc điểm tạo hình, màu sắc của bệ tượng và thân tượng; giao Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa phối hợp trong quá trình lập thiết kế, thi công sửa chữa tượng đài Trần Hưng Đạo…
 
Tôn[-]tạo[-]tượng[-]đài[-]Trần[-]Hưng[-]Đạo:[-]Cần[-]thỉnh[-]lư[-]hương[-]về[-]vị[-]trí[-]cũ[-]
Tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh (Phường Bến Thành, Quận 1) là nơi người dân thường đến tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ từ hơn 50 năm nay. Ảnh: Hữu Khoa
 
TP.HCM vừa trải qua thời gian dịch bệnh căng thẳng, tuy chưa thực sự bước vào thời kỳ an toàn nhưng cuộc sống cần được trở lại tình trạng “bình thường mới”. Chỉnh trang đô thị nói chung, trong đó có khu vực bến Bạch Đằng là một việc cần thiết, bắt đầu ngay lúc này cũng mang ý nghĩa đó.
 
Vì vậy nhiều người đón nhận thông tin trên với sự đồng tình.
 
Tuy nhiên, trong kiến nghị của Sở Xây dựng chưa nói đến việc cần thỉnh lư hương dưới chân tượng Đức Thánh Trần về lại vị trí cũ. Suốt thời gian qua, nhất là trong những tháng dịch bệnh căng thẳng, đây là một việc mà đông đảo người dân thành phố mong đợi và hy vọng chính quyền thành phố sớm thực hiện.
 
Tôn[-]tạo[-]tượng[-]đài[-]Trần[-]Hưng[-]Đạo:[-]Cần[-]thỉnh[-]lư[-]hương[-]về[-]vị[-]trí[-]cũ[-]
Tượng đài Trần Hưng Đạo tại công trường Mê Linh do điêu khắc gia Phạm Thông tạo tác. Bức ảnh chụp tượng đài đang trong giai đoạn hoàn thiện năm 1967 đã thấy lư hương được đặt trang nghiêm từ ban đầu. Ảnh: Ron Ryan
 
Có thể nói, việc di dời lư hương dưới chân tượng Đức Thánh Trần là không hợp cả tình và lý. Hơn nữa, cách thức di dời lư hương không thể hiện sự tôn kính với vị anh hùng dân tộc và không phù hợp với nơi thể hiện tâm linh của cộng đồng.
 
Nay thành phố tiến hành chỉnh trang, sửa chữa khu vực công viên và tượng đài thì cần phải phục hồi lại cảnh quan quen thuộc và có ý nghĩa lịch sử của khu vực này: thỉnh lư hương trở về vị trí cũ, để nhân dân có điều kiện bày tỏ lòng tôn kính với Đức Thánh Trần bằng những nén tâm nhang tại đây.
 
Tôn[-]tạo[-]tượng[-]đài[-]Trần[-]Hưng[-]Đạo:[-]Cần[-]thỉnh[-]lư[-]hương[-]về[-]vị[-]trí[-]cũ[-]
Lễ Giỗ Đức Thánh Trần trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh vào những năm đầu 1990. Ảnh: Phong Quang
Tôn[-]tạo[-]tượng[-]đài[-]Trần[-]Hưng[-]Đạo:[-]Cần[-]thỉnh[-]lư[-]hương[-]về[-]vị[-]trí[-]cũ[-]
Phía trước tượng đài Trần Hưng Đạo còn dấu vết bệ đặt lư hương, đã di dời ngày 17.2.2019 (Ảnh chụp lúc 10g sáng 14.9.2021). Ảnh: Phúc Tiến
 
Từ cả trăm năm, ngàn năm trước, một hòn đá, một cái cây khi được con người thờ cúng đã là tâm linh. Tượng Phật, tượng các vị Thánh dù trong chùa, trong đền thờ hay ngoài trời khi có lư hương thì đã là nơi thờ cúng, “có thờ có thiêng”, ông bà mình đã đúc kết như vậy.
 
Tại nhiều đô thị Việt Nam, các tượng đài các vị anh hùng dân tộc thường có lư hương. Lư hương gắn liền với tượng đài cả về hình thức kiến trúc và một tập quán tốt đẹp của người dân là dâng hương tưởng niệm.
 
Tượng Đức Thánh Trần ở TP.HCM cũng vậy!
 
Tôn[-]tạo[-]tượng[-]đài[-]Trần[-]Hưng[-]Đạo:[-]Cần[-]thỉnh[-]lư[-]hương[-]về[-]vị[-]trí[-]cũ[-]
Tượng đài Trần Hưng Đạo uy nghi với màu vàng đồng rực sáng những năm đầu 1990. Ảnh: Phong Quang
 
Tượng đài cùng với lư hương trong không gian đô thị Sài Gòn – TP. HCM không chỉ là cảnh quan kiến trúc mà quan trọng hơn, là một địa điểm, cảnh quan nằm trong hệ thống những di tích tâm linh, mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng dân cư từ nhiều nguồn gốc, nhiều nơi chốn đã tập hợp sinh sống ở đây.
 
Thiếu sự gắn kết này, thành phố chỉ còn những con người xa lạ không có sự đồng cảm với nhau, không có mối liên hệ giữa các thế hệ. Thiếu sự hiện diện của những di tích, tượng đài nhắc nhở truyền thống lịch sử - văn hóa chung, đô thị chỉ là những khối bê tông vô hồn.
 
Chính quyền thành phố mong muốn được nhân dân đóng góp ý kiến về việc chỉnh trang đô thị nói chung và khu vực tượng đài Đức Thánh Trần nói riêng, là thể hiện sự tôn trọng người dân, thấu hiểu mong muốn của dân, đồng cảm với tâm linh của dân... Chính quyền, bằng sự chính danh của mình, trên cơ sở những lời “thuận ngôn” của cộng đồng, cần thực hiện ngay việc thỉnh lại lư hương của Đức Thánh Trần về vị trí cũ một cách trang trọng.
 
Đó là thái độ trân trọng lịch sử và lòng tôn kính với vị anh hùng dân tộc. Sài Gòn – TP.HCM luôn tự hào là “thành phố nghĩa tình” thì nghĩa tình ấy đầu tiên là với nơi mình đang sinh sống, tình nghĩa với những gì lịch sử để lại, tình nghĩa còn là giữ gìn Lễ Nghĩa với tiền nhân.
 

Lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh đã di dời về Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo trên đường Võ Thị Sáu (Quận 1). Ảnh: Khả Hòa
 
Chỉnh trang, tu bổ khu vực công viên và tượng Đức Thánh Trần nên phục hồi nguyên trạng những gì vốn có, bảo toàn sự trang nghiêm mà giản dị ở đây. Đừng làm mới một cách lòe loẹt, xa lạ với cảnh quan quen thuộc với người dân thành phố.
 
Nếu có thể, tiết kiệm kinh phí dự kiến chi cho việc này dành để hỗ trợ thêm cho các bác sĩ, nhân viên y tế đang trên tuyến đầu chống dịch bệnh, hoặc dành hỗ trợ cho hàng ngàn trẻ em mồ côi vì dịch bệnh...

TS. Nguyễn Thị Hậu
(T/c Người Đô Thị)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo: Cần thỉnh lư hương về vị trí cũ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phát hành bộ tem ‘Tết Giáp Thìn’ đón năm Rồng

Phát hành bộ tem ‘Tết Giáp Thìn’ đón năm Rồng

(Tin Môi Trường) - Chào đón Năm mới 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem “Tết Giáp Thìn”.

Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI