»

Thứ hai, 20/05/2024, 01:48:06 AM (GMT+7)

3 quan niệm sai lầm về nhật thực và "sự thật" về hiện tượng kỳ thú này

(18:55:36 PM 21/06/2020)
(Tin Môi Trường) - Theo Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS), mọi người thường cho rằng nhật thực hiếm khi xảy ra hơn nguyệt thực, vì hiếm khi người ta quan sát được hiện tượng này trong khi nguyệt thực có thể quan sát được thường xuyên hơn. Tuy nhiên, thực tế thì nhật thực xảy ra với tần suất thường xuyên hơn nguyệt thực.

 3[-]quan[-]niệm[-]sai[-]lầm[-]về[-]nhật[-]thực[-]và[-]"sự[-]thật"[-]về[-]hiện[-]tượng[-]kỳ[-]thú[-]này

Nhật thực hình khuyên. Ảnh: Jimmy Westlake.
 
Trái đất chuyển động quanh mặt trời trong khi mặt trăng chuyển động quanh trái đất. Mỗi chu kỳ của mình, mặt trăng đi vào vị trí nằm giữa trái đất và mặt trời một lần. Tuy nhiên, vì hai quỹ đạo lệch nhau khoảng 5 độ nên không phải lần nào mặt trăng cũng đi cắt qua đường nối trái đất và mặt trời. Nói cách khác, nhiều lần mặt trăng đi vào giữa thời điểm trăng mới và đêm không trăng mới có một lần ba thiên thể mặt trời - mặt trăng - trái đất thẳng hàng.
 
Tuy nhiên, theo Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS) vẫn còn những kiến thứ sai về hiện tượng thiên văn này. 

Không phải lần trăng mới nào cũng xảy ra hiện tượng nhật thực
 
Ngày 21.6 này ngoài hiện tượng nhật thực một phần còn xảy ra hiện tượng trăng mới. Mặt trăng sẽ nằm cùng phía với mặt trời khi nhìn từ trái đất và sẽ không hiện diện trên bầu trời đêm. Tuy nhiên không phải lần trăng mới nào cũng xảy ra hiện tượng nhật thực.
 
Điều kiện cần để xảy ra nhật thực là mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời (ngày trăng non), và điều kiện đủ là 3 vật thể thẳng hàng. Trên thực tế, quỹ đạo mặt trăng bi nghiêng một góc 5 độ so với mặt phẳng hoàng đạo, vì vậy không phải lần trăng non nào cả 3 vât thể cũng thẳng hàng.
 
 
Điều kiện đủ đầu tiên được gắn với giao điểm mặt trăng - là các giao điểm tạo bởi hai mặt phẳng (mặt phẳng quỹ đạo mặt trăng và mặt phẳng hoàng đạo). Tại các giao điểm này, mặt trăng không ở vị trí quá cao cũng không quá thấp, "vừa đủ" để thẳng hàng và che khuất mặt trời.
 
Điều kiện đủ thứ hai là mặt trời phải ở gần giao điểm mặt trăng (khi quan sát biểu kiến). Đơn giản hơn, đó là khi mặt trăng và mặt trời có cùng một giá trị hoàng kinh/ xích kinh khi quan sát từ trái đất.
 
Nhật thực toàn phần không phải sự kiện hiếm gặp
 
Nhiều trang tin tức đưa thông tin nhật thực toàn phần cuối cùng của thế kỷ hay những tin tức như nhật thực toàn phần cực kì hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác vì trung bình khoảng 18 tháng, nhật thực toàn phần có thể được nhìn thấy tại một nơi nào đó trên trái đất. Điều này tương đương là chúng ta hoàn toàn "có thể" quan sát hiện tượng toàn phần 2 lần trong 3 năm. Tuy nhiên, cũng có một số điểm trên bề mặt trái đất có thể không thấy nhật thực toàn phần trong suốt 36 thế kỷ.
 
Số lần nhật thực trung bình luôn xảy ra nhiều hơn nguyệt thực trong một năm
 
Mọi người thường cho rằng nhật thực hiếm khi xảy ra hơn nguyệt thực vì hiếm khi người ta quan sát được hiện tượng này trong khi nguyệt thực có thể quan sát được thường xuyên hơn. Tuy nhiên, thực tế thì nhật thực xảy ra với tần suất thường xuyên hơn nguyệt thực. 
 
Trong một năm chúng ta có thể quan sát ít nhất 2 lần nhật thực và nhiều nhất là 5 lần. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta đều quan sát được số lần nguyêt thực nhiều hơn. Lý do là thời gian diễn ra nhật thực rất ngắn (do bóng mặt trăng chiếu lên Trái Đất rất nhỏ và di chuyển nhanh) và thời gian diễn ra nguyệt thực khá dài (do bóng trái đất khá rộng).
THẢO ANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 3 quan niệm sai lầm về nhật thực và "sự thật" về hiện tượng kỳ thú này

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

Để hạn mặn không còn là nỗi ám ảnh của miền Tây

(Tin Môi Trường) - Cứ mỗi mùa khô đến, tin tức về hạn mặn lại dồn dập và đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên ở miền Tây. Vậy có con đường nào để thoát nỗi ám ảnh này?

Tin Môi Trường
 Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

VACNE 30 năm
 Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023

(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI